Hướng dẫn cách phòng bệnh viêm phổi cho trẻ trong mùa hè

Thời tiết nóng ẩm, biến đổi thất thường chính là điều kiện thuận lợi cho chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ phát triển.

67083

Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi (một dạng của nhiễm trùng phổi) do virus vi khuẩn nấm kí sinh hay những tác nhân khác gây nên.

Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng phổi có thể do nhiều vi sinh vật khác nhau gây ra, bao gồm vi khuẩn virus và ký sinh. Các bậc phụ huynh thường nghĩ răng trẻ em chỉ mắc viêm phổi vào mùa lạnh nên rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, chính sự chủ quan khiến cha mẹ không giữ gìn cho bé trong cách ăn uống vua đùa, sinh hoạt hàng ngày khiến trẻ dễ mắc viêm phổi hơn.

Nguyên nhân của viêm phổi

Viêm phổi xảy ra do các tác nhân gây bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và xâm nhập vào đường hô hấp Tại đó bạch cầu sẽ bắt đầu tấn công tác nhân gây bệnh. Mầm bệnh tích tụ lạu trong bạch cầu, các protein miễn dịch trong phế nang bị viêm và tích dịch dẫn đến khó thở và các tiệu chứng điển hình của viêm phổi.

Sự chủ quan của cha mẹ cùng với cơ thể chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu khiến bệnh viêm phổi ở trẻ em càng nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Các biểu hiện thường rất đa dạng và phức tạp:

– Giai đoạn sớm: Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…

– Giai đoạn sau: Trẻ bị viêm phổi không được điều trị đúng và theo dõi sát thì sẽ diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao ho tăng lên, có đờm khó thở thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…

Ngoài ra, trẻ có thể bị tiêu chảy nôn đau bụng phổi có nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy cung cấp cho não, trẻ sẽ li bì hoặc bị kích thích, co giật…

Thời gian điều trị bệnh

Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1-2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4-6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

Phòng bệnh và một số lưu ý

Các bậc phụ huynnh không nên chủ quan với những biểu hiện nhiễm bệnh ở trẻ nhỏ. Khi thấy những triệu chứng của bệnh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và khám chữa.

- Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid lipid các loại vitamin muối khoáng… Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.

 - Cho trẻ bú sữa mẹ bú sớm ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 2 tuổi để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

- Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, thức ăn bổ sung cần đủ 4 nhóm thực phẩm (Ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ rau quả).

- Mùa hè thời tiết nóng bức khó chịu, nhưng không vì thế mà cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Việc ăn quá nhiều kem và thực phẩm để lâu trong tủ lạnh càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó không loại trừ viêm phổi.

- Nếu trong phòng có điều hòa thì không nên để chế độ lạnh dưới 25 độ, để trẻ nằm hoặc chơi ở nơi thoáng mát, cũng không nên để trẻ ra quá nhiều mồ hôi nếu không kịp lau khô trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh

- Chú ý vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá và than bụi trong nhà.

- Theo dõi lịch tiêm chủng và đưa trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu.

- Nếu trong gia đình có người bị nhiễm khuẩn hô hấp như cúm lao phổi cần cách ly để không lây nhiễm sang trẻ.

- Nếu trẻ có những biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp cấp như cảm lạnh viêm mũi họng thì cần được phát hiện và xử lý sớm, chăm sóc tốt để ngăn chặn bệnh chuyển sang viêm phổi /.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật