Các nguy cơ tiềm ẩn của việc uống rượu bia khi dùng thuốc
Rượu chuyển hóa 90% chủ yếu qua gan. Trong khi đó gan cũng chính là cơ quan chứa nhiều men giúp chuyển hóa hầu hết các loại thuốc do đó, tương tác giữa rượu và thuốc là không thể tránh khỏi. Có hơn 900 hoạt chất thuốc xảy ra tương tác khi sử dụng đồng thời với rượu, các tương tác này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng nguy cơ dẫn đến những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Rượu làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân tim mạch
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc điều trị tim mạch là loại thuốc có tỷ lệ tương tác với rượu cao nhất (khoảng 24%), trong đó thuốc điều trị tăng huyết áp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nhóm này. Nên nhớ rằng, rượu có thể làm giảm huyết áp ở một số bệnh nhân, vì vậy, về mặt lý thuyết thuốc trị tăng huyết áp và rượu sử dụng đồng thời có thể làm xuất hiện tác dụng cộng hưởng lên huyết áp của bệnh nhân, làm giảm huyết áp trầm trọng và có nguy cơ dẫn đến tử vong
Một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bao gồm:
Thuốc chẹn alpha (clonidin, doxazosin) tương tác với rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp quá mức và an thần.
Nitroglycerin và isosorbide là thuốc giãn mạch và chống đau thắt ngực được sử dụng để giúp ngăn ngừa cơn đau thắt ngực trầm cảm và hạ huyết áp là các tình trạng có thể xảy ra khi các chế phẩm này được sử dụng đồng thời với rượu.
Thuốc chẹn beta (carvedilol propranolol atenolol, acebutolol, metoprolol, nebivolol,…) có thể làm giảm huyết áp khi kết hợp với rượu. Nhức đầu chóng mặt ngất xỉu loạn nhịp tim là những triệu chứng bạn có thể gặp phải.
Rượu ảnh hưởng đến việc điều trị cholesterol máu
Các chất ức chế HMG-CoA reductase, còn được gọi là statins, là những thuốc được kê đơn rộng rãi trong điều trị cholesterol lipid máu tăng cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thuốc trong nhóm này với rượu sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng quá mức hàm lượng triglyceride dẫn đến nguy cơ tổn thương gan ngay cả khi bạn sử dụng một lượng nhỏ thức uống có cồn Vì vậy, hãy báo cáo với bác sĩ kê đơn loại thuốc này nếu bạn không thể ngừng uống rượu, hoặc khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương gan (buồn nôn, nôn đau dạ dày sốt, da vàng hoặc da trắng mắt mệt mỏi quá mức, triệu chứng giống cúm) và việc theo dõi chức năng gan thường xuyên là việc làm cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.
Rượu tác động xấu đến bệnh đái tháo đường
Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1 hoặc typ 2, việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu là rất quan trọng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mà việc kiểm soát mức đường huyết khó, thì việc sử dụng với rượu có khả năng làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng do làm rối loạn nồng độ glucose trong máu.
Việc sử dụng rượu hoặc thức uống có cồn trong thời gian dài ở bệnh nhân mắc ĐTĐ có chế độ dinh dưỡng tốt thì có nguy cơ làm tăng lượng glucose huyết. Ngược lại, ở bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng kém, uống rượu lúc đói lại dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng với các triệu chứng như buồn nôn chóng mặt, nhịp tim nhanh… Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng rượu với metformin có thể làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic - một tác dụng phụ hiếm gặp với các biểu hiện như buồn ngủ nhịp tim chậm cảm lạnh đau cơ thở dốc đau dạ dày
Ngoài ra, nhiều nhóm thuốc có thể tương tác với rượu, bao gồm kháng sinh thuốc chống trầm cảm thuốc kháng histamin H2, thuốc chống loạn nhịp tim, an thần gây ngủ thuốc giảm đau chống viêm…Vì vậy, khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia khi đang dùng thuốc điều trị bệnh, cần thiết nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn về nguy cơ xảy ra tương tác giữa rượu bia và các thuốc đang được kê đơn/sử dụng.
Nếu đã uống thuốc thì không uống rượu
Để tránh xảy ra tương tác với rượu hoặc các loại thức uống có cồn khi sử dụng thuốc điều trị bệnh, đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc và đảm bảo tình trạng sức khoẻ của bạn, phải:
- Tuyệt đối không sử dụng đồng thời thuốc điều trị bệnh với rượu. Để đảm bảo an toàn nên ngừng sử dụng rượu ít nhất 1 ngày trước hoặc sau khi dùng thuốc, báo cáo với bác sĩ/ dược sĩ để tránh tương tác không mong muốn xảy ra.
- Nếu cần thiết sử dụng thuốc sau khi đã sử dụng rượu, bia hoặc thức uống có cồn nên sử dụng cách ít nhất 2 tiếng và hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để tránh tương tác nguy hiểm xảy ra.
- Không sử dụng rượu bia hoặc thức uống có cồn khi bụng đói, chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 ly/ngày và không quá 2 lần trong tuần.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:00 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:09 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:09 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:00 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:00 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:04 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:07 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:09 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:01 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:01 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023