Những biểu hiện đa dạng về dị ứng thức ăn ở trẻ em
Từ khi còn nhỏ, con gái chị Ng.T.Q.T (35 tuổi) đôi khi bị sốt nhẹ, bứt rứt, ngứa ngáy, đỏ da... Khi bé được gần 2 tuổi, thấy con có phần nhỏ con hơn chúng bạn, chị thay đổi khẩu phần ăn và để ý thấy bé hay bị ngứa trong các bữa có tôm, cua, ốc... Nghĩ rằng trẻ con không thể thiếu mấy thứ đó, thỉnh thoảng chị vẫn bổ sung một lượng hải sản hỗn hợp vừa phải trong bữa ăn và cho rằng vài giờ ngứa ngáy không có vấn đề gì.
Biểu hiện đa dạng
Một lần dẫn con đến nhà bạn chơi, thấy mẹ và các cô luộc cua, bé đòi ăn và chị T. cũng đút cho khá nhiều. Tối hôm đó, cô bé bỗng sốt cao, vã mồ hôi nôn ói, toàn thân ngứa ngáy, than khó thở và phải đi cấp cứu. Các bác sĩ cho biết bé bị dị ứng khá nặng vì ăn cua. Ở nhà, mỗi lần dùng hải sản, chị T. thường cho bé ăn hỗn hợp nhiều loại, lượng cua ít nên phản ứng chưa nghiêm trọng.
Trong một lần sinh hoạt chuyên đề do Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 tổ chức, TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, đã nhắc đến dị ứng thức ăn như một trong các loại dị ứng nguy hiểm và thường gặp ở trẻ nhỏ bên cạnh các bệnh dị ứng khác như suyễn viêm mũi viêm da viêm kết mạc viêm ruột Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ dị ứng thức ăn vào khoảng 1,5%-3%. Riêng với trẻ em một nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra có 4%-8,5% bé dưới 6 tuổi mắc dị ứng còn tại Pháp thì tỉ lệ lên đến 6,7% ở nhóm trẻ 3-15 tuổi. Thông thường trong cộng đồng, trẻ em mắc chứng dị ứng thức ăn nhiều gấp 3 lần người lớn và 3/4 trường hợp khởi phát trước tuổi 15.
Theo các thống kê, có 8 loại thực phẩm là nguyên nhân của 90% các ca dị ứng thức ăn ở trẻ em là: sữa đậu phộng trứng đậu nành lúa mì các loại hạt cá, sò ốc. Các trường hợp dị ứng sữa bò, đậu nành trứng đa phần sẽ khỏi trong vài năm đầu đời; trong khi dị ứng đậu phộng cá, sò ốc và các hải sản khác như tôm, cua... có thể kéo dài nhiều năm hoặc suốt đời. Nếu trẻ khởi phát dị ứng khi đã lớn thì bệnh thường kéo dài.
Nguy nhất là sốc phản vệ
Các bác sĩ cho biết triệu chứng của dị ứng thức ăn rất đa dạng. Triệu chứng tức thì bao gồm nổi mề đay, ói, hồng ban quanh miệng, viêm mũi ho tiêu chảy Các triệu chứng muộn (trong vòng 1 tuần hoặc kéo dài hơn) có thể là tiêu lỏng tiêu chảy táo bón chàm mạn tính suy dinh dưỡng Phản ứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.
Theo BS Võ Quang Huy, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM, nếu trẻ em hoặc người lớn bị sốc phản vệ sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng cần bình tĩnh gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất. Nên kiểm tra tình trạng tim hơi thở bệnh nhân bởi sốc phản vệ trong tình huống xấu nhất có thể dẫn đến ngưng tim ngưng thở. Nếu ngưng tim, ngưng thở thì phải sơ cứu hồi sinh tim, phổi càng sớm càng tốt. Ép tim với tốc độ trên 100 lần/phút, ép 30 lần rồi thổi ngạt 2 lần và liên tục lặp lại chu trình. Với trẻ lớn, người lớn, đặt hai bàn tay chồng lên nhau và dùng sức của cả thân người để ép tim. Với trẻ nhỏ, tùy kích thước cơ thể mà điều chỉnh lực ép cho phù hợp. Khi thổi ngạt nên lưu ý kê ngửa đầu nạn nhân để đường thở thông suốt.
Theo TS-BS Trần Anh Tuấn, nên đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm để xác định có đúng là gặp phản ứng do dị ứng thức ăn không. Ở nhiều trường hợp, các phản ứng xảy ra không phải do dị ứng thức ăn mà do chất lượng thực phẩm không tốt, bị tẩm ướp nhiều hóa chất Các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh có con bị dị ứng thức ăn nên đề phòng khi đi ăn ở ngoài; trong trường hợp trẻ đi học và được ăn uống ở đó thì phải thông báo cho giáo viên biết để tránh loại thực phẩm dị ứng trong khẩu phần.
Tập thích nghi
Dị ứng thức ăn có đặc điểm là luôn cùng một phản ứng, có thể lan rộng, ngày càng nặng, liên quan đến gắng sức hay stress Do đó, nếu đã xác định trẻ dị ứng với loại thức ăn đó mà phụ huynh vẫn cố cho ăn với hy vọng cơ thể “quen dần” thì hậu quả sẽ khó lường bởi lần dị ứng sau luôn nặng hơn trước.
“Thật ra, trẻ có thể được áp dụng biện pháp dung nạp thức ăn, tức cho ăn loại thực phẩm ấy với một lượng nhỏ và tăng dần nhưng bắt buộc phải áp dụng trong môi trường BV chứ không được tự ý thực hiện tại nhà. BV Nhi Đồng 1 cũng đang nghiên cứu và sắp triển khai cách điều trị này nhằm giúp cơ thể trẻ tăng khả năng dung nạp loại thức ăn đó để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng thay vì kiêng cữ tuyệt đối như trước kia” - TS-BS Trần Anh Tuấn cho biết.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:00 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:07 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:00 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:01 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:03 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:03 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:08 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:09 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:05 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:00 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023