Cách điều trị và thuốc điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em

Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm thường xảy ra ở trẻ em dị ứng thức ăn ở trẻ em thường xuất hiện sớm với 80% các trường hợp xuất hiện trong một năm đầu tiên. Khoảng 85% các trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em gây ra do sữa bò, trứng và các loại đậu, lạc, các nguyên nhân khác ít gặp hơn là tôm, cua, cá, thịt gà... Vậy, cách phòng và thuốc điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em như thế nào?

Cách điều trị và thuốc điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em

Để phòng bệnh dị ứng thức ăn ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm dưới đây.

Thứ nhất loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ.

Loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ các thức ăn gây dị ứng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như sữa dê với sữa bò thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50-90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau.

Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ như sữa bò

Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ như sữa bò

+ Những trẻ bị dị ứng với sữa bò thường có thể sử dụng các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng được sản xuất từ bột đậu nành một cách an toàn, nếu trẻ dị ứng với cả sữa bò và bột đậu nành, các bà mẹ nên tìm các loại sữa bột với thành phần dinh dưỡng đã được thủy phân (hydrolyzed formula).

Những trường hợp dị ứng thức ăn xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thức ăn như lạc, tôm, cá, tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra và không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng trong những trường hợp này.

Thứ hai, sử dụng các thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, cả hai cách này có thể gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe của trẻ.

Sử dụng các thuốc điều trị để chữa dị ứng thức ăn ở trẻ em

Sử dụng các thuốc điều trị để chữa dị ứng thức ăn ở trẻ em

Thuốc điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em

Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt triệu chứng hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng này khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. 

+ Các thuốc kháng histamin H1 (cetitizine, chlorpheniramine, astemisole, loratadine...) có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da niêm mạc như nổi mề đay, ban đỏ, phù mặt. Sử dụng các thuốc này trước khi tiếp xúc với thức ăn gây dị ứng có thể ngăn chặn được các triệu chứng dị ứng nhẹ ngoài da, niêm mạc nhưng không ngăn chặn được các phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ khó thở nếu có xảy ra. 

Sử dụng các thuốc kháng histamin H1 để trị mề đay, ban đỏ

Sử dụng các thuốc kháng histamin H1 để trị mề đay, ban đỏ

+ Adrenalin là thuốc bắt buộc sử dụng trong các thể dị ứng nặng do thức ăn như sốc phản vệ hen phế quản phù Quincke thanh quản Corticosteroid (prednisolone, methylprednisolone) do có nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng trong các thể dị ứng nặng, kéo dài hoặc không đáp ứng với các điều trị khác.

Trên đây là những thông tin về cách điều trị và thuốc điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý. Để điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ em tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để nhận sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có cách phòng và điều trị thích hợp nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật