“Phòng ngừa biến chứng bệnh tăng huyết áp” - Tìm hiểu về nguyên nhân nhé!

Diễn biến âm thầm nhưng biến chứng đột ngột và hết sức nặng nề, đó là lý do để người ta gọi tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”.

Các biến chứng đáng sợ của tăng huyết áp có thể gây ra trên tất cả các cơ quan của cơ thể như tim não thận mắt... Tất cả biến chứng này làm bệnh ngày càng nặng dần lên, dẫn đến tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.

Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, tăng huyết áp sẽ để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề trong đó đáng ngại và thường gặp nhất là các tai biến mạch máu não

Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng của căn bệnh quái ác này thuốc men? Chế độ ăn uống Luyện tập? Hay phải áp dụng những phương pháp nào khác nữa? Người bệnh tăng huyết áp có cần uống thuốc hàng ngày hay chỉ uống khi có cơn tăng huyết áp?...

Những băn khoăn của độc giả sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch và y học cổ truyền giải đáp một cách thỏa đáng tại buổi Giao lưu trực tuyến chủ đề: “Phòng ngừa biến chứng bệnh tăng huyết áp” .

Tôi nghe có người gọi là bệnh tăng huyết áp, một số người lại gọi là cao huyết áp. Hai bệnh này có phải là một hay không? Gọi thế nào là đúng?

([email protected])

Phạm Gia Khải: Khi ta nói tăng huyết áp hoặc cao huyết áp thì thuật ngữ này là một bệnh, trong đó số huyết áp cao hơn bình thường. Gọi như thế đều đúng nhưng Hội tim mạch Việt Nam từ nhiều năm nay đã áp dụng thuật ngữ tăng huyết áp chứ không phải cao huyết áp là vì con số huyết áp của chúng ta nếu ghi liên tục trong 24 giờ thì có thể thấy có những thời điểm huyết áp thấp có thời điểm bình thường và có thời điểm huyết áp cao.

Vậy nếu chúng ta tình cờ đo vào thời điểm huyết áp thấp thì chúng ta sẽ bỏ qua khả năng có lúc huyết áp cao. Vì vậy dùng thuật ngữ tăng huyết áp phản ánh thực tế là khi huyết áp tăng vọt lên trên con số bình thường thì người bệnh có thể bị những tai biến.

Cho nên có thể nói dùng chữ tăng huyết áp cũng ví như đối với mùa nước lũ khi dòng lũ có một cơn đập mạnh vào thân đê thì cơn lũ đó có thể làm vỡ đê. Biết có tăng huyết áp thì người ta có cách điều trị hơn.

Thưa bác sĩ chồng tôi 65 tuổi bị cao huyết áp 3 năm nay, hiện nay đang uống covesyl để hạ huyết áp nhưng lại bị ho rất nhiều, xin hỏi có cách nào khắc phục không?

([email protected])

PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

  thuốc covesyl là một nhóm thuốc ức chế men chuyển để điều trị tăng huyết áp đây là một nhóm thuốc tốt có tác dụng ổn định huyết áp 24h với những người tăng huyết áp nhẹ và vừa, nhưng thuốc có tác dụng phụ và gây ho khan khi bệnh nhân có tác dụng phụ này thì nên ngừng thuốc và đến khám bác sĩ để đổi sang một nhóm thuốc điều trị huyết áp khác. Không nên tự đi mua thuốc ho về uống hay uống kháng sinh vì tất cả các thuốc ho sẽ không làm giảm triệu chứng ho trong những trường hợp này.

Huyết áp của tôi hơi cao nhưng công việc lại hay phải giao tiếp, xin hỏi uống rượu bia có được không? ([email protected])  

GS. Hoàng Bảo Châu:  biađồ uống lên men, trong đó có độ cồn thực phẩm thấp, được sản xuất từ nguyên liệu chính từ đại mạch, hoa Húp Lâm nấm men và nước cồn có ảnh hưởng tới huyết áp cồn được hấp thu từ dạ dày vào máu về gan  

Gan xử lý cồn vào máu rồi đưa vào cơ thể, cồn tác động vào hệ thần kinh nếu ở mức độ cao thì có thể gây nên chân nam đá chân xiêu, nói lảm nhảm hoặc có thể nôn và ngủ. Như vậy, uống bia không ảnh hưởng đến huyết áp nhưng có vấn đề cần lưu tâm là: khi giao tiếp, dùng bia thường quá ngưỡng và được gọi là lạm dụng bia rượu  

Nếu uống nhiều bia đi ra ngoài đường còn có thể bị phạt. Trong khi giao tiếp không được tỉnh táo có thể ảnh hưởng đến nhân cách cũng như có thể có xử lý sai lầm. Thế nào là lạm dụng bia: ở người dười 65 tuổi thì mỗi 1 giờ không quá 1 đơn vị cồn.  

Mỗi 1 ngày không quá 3 đơn vị cồn. Mỗi 1 tuần không được quá 21 đơn vị cồn (đơn vị rượu: 10 mg etanol nguyên chất tương đương với 1 lon bia 330 ml 5% hoặc 1 ly nhỏ rượu vang 100ml 13,5 độ hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml 40 độ ). Thế nên mỗi 1 lần khi bạn giao tiếp, không nên uống quá 1 lon bia.    

Bố tôi bị bệnh cao huyết áp, tôi nghe nói bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não. Vậy cho tôi hỏi có cách nào để ngăn ngừa biến chứng này không? [email protected]

Th.sĩ Đỗ Thúy Cẩn - Viện Tim mạch Việt Nam:

Như chúng ta đã biết tai biến mạch não là một biến chứng rất thường gặp trong bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là những trường hợp kiểm soát huyết áp kém. Cách để phòng ngừa biến chứng này hiệu quả nhất là kiểm soát huyết áp thật tốt.

Để kiểm soát huyết áp tốt ngoài việc người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn cần biết về những yếu tố nguy cơ của mình để thay đổi lối sống phù hợp. Ví dụ nếu bố bạn có tăng cholesteron hoặc đái tháo đường thì ngoài việc kiểm soát huyết áp, bố bạn cũng đồng thời phải điều trị những bệnh phối hợp thật tốt.

Với những người có hút thuốc lá việc bỏ thuốc là hết sức cần thiết. Nếu bố bạn có thừa cân cần phải giảm cân hợp lý. Ngoài ra những thói quen không có lợi cho sức khỏe khác như ăn mặn hoặc ít vận động thể lực cũng là những yếu tố nguy cơ cần phải điều chỉnh. Với trường hợp cụ thể của bố bạn, bạn có thể đưa đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được BS chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Làm thế nào để nhận biết là mình có mắc bệnh tăng huyết áp hay không? Những biểu hiện nhận biết là gì?

([email protected])

Phạm Gia Khải: Có 2 tình huống:
Thứ nhất: bệnh nhân cảm thấy khó chịu, có thể thấy nhức đầu chóng mặt hoa mắt đánh trống ngực gắng sức, chóng mệt, có khi chảy máu cam và đo huyết áp thấy cao.
Thứ hai: người bệnh không cảm thấy gì hết, vẫn cho mình là người bình thường nhưng khi đo huyết áp tình cờ phát hiện huyết áp cao
Cho nên thực tế nhất đối với những người trung niên và cao tuổi thuộc cả hai giới nên đo huyết áp thường kỳ, ví dụ một tháng, ba tháng hoặc sáu tháng đo một lần thì có thể phát hiện huyết áp cao mặc dù không có triệu chứng.

Thưa bác sĩ tôi bị cao huyết áp gần 1 năm nay, huyết áp tôi cứ lúc cao lúc thấp thất thường mặc dù tôi đã uống thuốc tây để hạ huyết áp, người mệt mỏi, hay đau đầu, bây giờ tôi phải làm thế nào để huyết áp ổn định, hết mệt mỏi và đau đầu? Cám ơn bác sỹ!

(thanhloanvn 1811@ gmail.com)

PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Với một người bình thường không bị tăng huyết áp thì con số huyết áp cũng có thể dao động trong ngày, qua theo dõi huyết áp 24h các nghiên cứu đã cho thấy huyết áp của người bình thường sẽ cao nhất vào lúc 13h - 15h chiều, huyết áp xuống thấp nhất vào lúc 1h - 3h sáng.

Khi bị tăng  huyết áp người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của tăng huyết áp, biến chứng đã có của người bệnh, mức độ tăng huyết áp để lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp với mỗi người bệnh, không nên tự đi ra hiệu thuốc để mua thuốc huyết áp về uống.

Liều thuốc huyết áp sẽ rất khác nhau tùy vào mỗi bệnh nhân, khi uống thuốc huyết áp cần được theo dõi huyết áp nhiều lần trong ngày, khi đo huyết áp cần đo sau khi đã được nghi ngơi ít nhất 30 phút, không uống rượu bia, hút thuốc lá, thuốc lào trước khi đo huyết áp và ghi lại con số huyết áp vào sổ y bạ để báo cáo lại cho bác sĩ tim mạch của mình để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp.

Người bệnh cần biết rằng các lần đo huyết áp sẽ không nhất thiết phải giống nhau tùy thuốc vào bệnh nhân uống thuốc huyết áp cách đó mấy giờ, có tác động về yếu tố tinh thần, thời tiết và môi trường hay không.

Khi điều trị huyết áp phải đưa con số  huyết áp về nhỏ hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Khi bạn còn hay bị đau đầu cần kiểm tra xem bạn đã đạt được con số huyết áp trên chưa, giấc ngủ tốt ban đêm sẽ giúp giảm đau đầu rất nhiều. Nếu huyết áp đã về bình thường,  giấc ngủ tốt mà vẫn đau đầu cần đi khám chuyên khoa thần kinh để tìm các nguyên nhân khác của đau đầu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật