Hướng dẫn chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp thứ hai sau ung thư da ở phụ nữ Mỹ. Dù hiểu biết, có ý thức phòng bệnh, chúng ta không thể loại trừ một số yếu tố gây bệnh, chẳng hạn như di truyền. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì nguyên nhân di truyền chỉ chiếm 25% trong việc góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhưng việc thay đổi thói quen ăn uống mỗi ngày có thể giúp giảm bớt những nguy cơ trên. Dướ

1. Một ít thức uống có cồn

Theo tiến sĩ Laurence Kolonel, Giám đốc chương trình Dịch tễ học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư của Hawaii, hầu hết những nghiên cứu liên quan đến khẩu phần ăn và phòng bệnh ung thư vú trước đây đều chưa đi đến một thống nhất chung nào. Tuy nhiên, một trong những kết quả thống nhất hiếm hoi đó là vai trò của các loại nước uống có cồn

Đối với ung thư vú thì dù chỉ một lượng nhỏ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng chúng lại rất tốt cho tim

Theo thống kê thì phụ nữ chết vì bệnh tim nhiều hơn ung thư Vì vậy, cần cân nhắc trước khi uống bia rượu vì nếu không uống thì sẽ không cung cấp những tác dụng có ích bổ sung cho tim Tuy nhiên, nếu gia đình có tiền sử về ung thư vú thì tốt nhất là nên tránh uống bia rượu.

2. Vận động nhiều

Nghiên cứu mới đây trên tạp chí y khoa The Cancer Journal cho thấy, một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ ung thư vú là tránh bị tăng cân Nghĩa là cần kết hợp bữa ăn dinh dưỡng với việc luyện tập thể dục nhiều.

Nghiên cứu cũng gợi ý rằng, những người thừa cân nếu có thể giảm vài kg trước tuổi 45 sẽ giúp giảm nguy cơ bị bệnh này sau khi mãn kinh. Nghiên cứu trên 100.000 phụ nữ cho thấy, những người tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn nhiều so với những người không tập. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp giảm lượng hormone có liên quan đến việc bị ung thư vú

3. Hấp thu vừa phải chất béo

The women’s intervention nutrition study, là một thử nghiệm lâm sàng chuyên đề trên những phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn đầu, đã phát hiện những người có khẩu phần ăn ít béo có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh trở lại. Sau một năm, những người này đã giảm được gần 2,5kg trong khi những người trong nhóm không áp dụng chế độ ăn ít béo lại tăng 0,5 kg.

Do tăng cân là một trong những nguyên nhân làm bệnh xuất hiện trở lại và làm giảm tỉ lệ sinh tồn, nên việc giảm cân có tác dụng tốt nhất mà khẩu phần ít béo mang lại. Hạn chế việc hấp thụ chất béo để giảm cân là một cách chống ung thư rất hiệu quả.

4. Ăn các thực phẩm từ đậu nành

Và không ăn thêm loại bổ sung (như vitamin). Ở những nước như Trung Quốc hay Nhật Bản, người ta ăn nhiều loại thực phẩm chế biến từ đậu nành nên tỉ lệ ung thư vú ở đây rất thấp so với những nơi khác trên thế giới. Phân tích từ 18 cuộc nghiên cứu cho thấy, ăn các thực phẩm làm từ đậu nành sẽ giúp giảm phần nào nguy cơ bị ung thư vú.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Kolonel thì không nên ăn các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất đậu nành Lượng estrogen (hóc môn kích tố sinh dục) thực vật cao có trong thực phẩm này làm thay đổi các tế bào vú và có thể dẫn đến ung thư Vì vậy, những người đã từng mắc bệnh này hoặc có nguy cơ bị bệnh này nên tránh ăn những thực phẩm chức năng bổ sung đậu nành.

5. Rau củ và trái cây

Tiến sĩ Kolonel cho biết, tuy rau củ và trái cây không giúp chống lại ung thư nhưng khẩu phần ăn có nhiều loại thực phẩm này sẽ giúp giảm calo duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Rock, người phối hợp thực hiện nghiên cứu Lối sống và khẩu phần khỏe mạnh cho phụ nữ của Đại học California,

San Diego (Mỹ), cho biết những phụ nữ ăn ít nhất 5 phần rau quả và trái cây kết hợp với việc đi bộ 30 phút hàng ngày sẽ giúp giảm 50% nguy cơ tử vong từ bệnh ung thư vú. Bà còn nói rằng, nếu không thể giảm cân nhưng ăn nhiều rau quả và trái cây kết hợp tập thể dục cũng giúp giảm nguy cơ bị ung thư trở lại.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật