Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy nhiều người chưa biết

Tiêu chảy là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em đồng thời cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân gây tiêu chảy là do nhiễm vi-rút (vi-rút Rota...), vi khuẩn (E.Coli, Shigella, Campylobacter Jejuni, Samonella, phẩy khuẩn tả...), ký sinh trùng (Amip, L.Giardia, Gryptosporidium...).

Điều trị tiêu chảy chủ yếu là hồi phục nước và điện giải theo mức độ mất nước sử dụng kháng sinh hợp lý, không dùng thuốc cầm tiêu chảy

Thông thường khi bị tiêu chảy trẻ thường kém ăn, nôn trớ ăn uống kiêng khem, thức ăn giá trị dinh dưỡng thấp. Bên cạnh đó, sự hấp thu các chất dinh dưỡng giảm 30% nhất là lipid protein do tổn thương các liên bào hấp thu của niêm mạc ruột, các men disaccharidase, đặc biệt là lactase giảm, nồng độ muối mật trong lòng ruột cũng giảm ảnh hưởng đến hấp thu mỡ.

Để hồi phục tổn thương liên bào ruột và bù lại protein mất qua đường tiêu hóa thì phải tăng nhu cầu dinh dưỡng nhưng lượng thức ăn đưa vào lại giảm khiến trẻ dễ sụt cân, hơn nữa nếu tiêu chảy xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng có nguy cơ suy dinh dưỡng

Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột chức năng tụy và các men disaccharidase ở vi nhung mao ruột nhằm rút ngắn thời gian tiêu chảy giảm nguy cơ tái diễn các đợt tiêu chảy và phòng chống thiếu hụt dinh dưỡng

Thông thường khi bị tiêu chảy, trẻ thường kém ăn, nôn trớ, ăn uống kiêng khem, thức ăn giá trị dinh dưỡng thấp

Thông thường khi bị tiêu chảy, trẻ thường kém ăn, nôn trớ, ăn uống kiêng khem, thức ăn giá trị dinh dưỡng thấp

Dinh dưỡng trẻ khi tiêu chảy

Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%. Do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần thì tốc độ tăng trưởng đạt gần như bình thường. Nếu ăn không đủ khẩu phần trẻ sẽ sụt cân hoặc không tăng cân

Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú, bú nhiều lần hơn bình thường. Sữa mẹ vẫn dung nạp tốt, những trẻ tiếp tục bú mẹ khi bị tiêu chảy thường có lượng phân bài tiết ít hơn và tiêu chảy cũng khỏi nhanh hơn so với những trẻ không được bú mẹ.

Những trẻ nuôi nhân tạo bằng sữa bò thì vẫn tiếp tục cho ăn và trong 2 ngày đầu tiêu chảy thì nên pha loãng sữa 1/2 rồi tăng đậm độ như bình thường. Nếu có biểu hiện mất nước thì trong quá trình bù nước 4-6 giờ ngừng ăn bữa sau đó lại tiếp tục cho ăn.

Nếu trẻ không dung nạp lactose sữa bò thường biểu hiện các triệu chứng sau:

- Khối lượng phân và số lần tiêu chảy tăng khi ăn sữa và giảm khi ngừng ăn

- Xuất hiện các triệu chứng mất nước rõ

- pH phân dưới 5,5

Khi trẻ có biểu hiện không dung nạp sữa bò thì nên sử dụng sữa không có lactose hoặc sữa chua Nếu sau 2 ngày tiêu chảy tiến triển xấu thì ngừng ăn sữa bò thay bằng sữa đậu nành Sau khi ngừng tiêu chảy, cho trẻ ăn từ từ sữa hoặc các sản phẩm của sữa.

Đối với trên 6 tháng tuổi tiếp tục cho ăn bổ sung, thức ăn bổ sung có đủ dinh dưỡng 50% năng lượng cung cấp từ thức ăn bổ sung. Nếu sử dụng nước cháo để bù dịch chống mất nước thì vẫn phải cho ăn những thức ăn giàu protein năng lượng. Nên chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để trẻ tiêu hóa hấp thu thức ăn từ từ và bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết.

Nuôi dưỡng sau khi ngừng tiêu chảy

Ở thời kỳ hồi phục trẻ rất mau đói, cơ thể tiêu thụ năng lượng cao và tốc độ tăng cân cũng cao hơn bình thường. Do vậy cần ăn thêm mỗi ngày 1 bữa kéo dài trong 2 tuần đối với tiêu chảy và kéo dài 1 tháng đối với tiêu chảy kéo dài

Chế độ ăn trong tiêu chảy:

+ Lựa chọn thực phẩm; dễ tiêu hóa, ít xơ sợi, hút độc, không sinh hơi, không gây dị ứng; ít lactose hoặc không có lactose; có nhiều kẽm kali beta-caroten.

+ Các loại thực phẩm thường dùng cho trẻ tiêu chảy; gạo, khoai tây; thịt gà lợn, bò; sữa bò ít lactose sữa chua sữa đậu nành; cà rốt táo chuối hồng xiêm; dầu ăn

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật