Những sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho trẻ uống sữa

Những năm đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu với con. Nhưng những sai lầm trầm trọng của mẹ khi cho trẻ uống sữa gây nguy hiểm cho con.

1. Pha sữa với nước quá nóng hoặc quá lạnh

Khi pha sữa cho con rất ít người có thói quen đo nhiệt độ của nước. Hầu hết mọi người cho rằng, sữa phải pha bằng nước vừa đun sôi thì mới "chín sữa". Tuy nhiên, việc pha sữa với nước ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho nhiều dưỡng chất trong sữa như lysin, acid folic, các vitamin nhóm B… bị biến chất, mất tác dụng do tác dụng của nhiệt. Cho dù bạn có pha bằng nước sôi trước rồi chế thêm nước nguội vào sau thì các dưỡng chất cũng kịp biến đối ngay khi vừa gặp nhiệt độ cao rồi. Điều này sẽ khiến sữa mất chất, thậm chí có thể sinh ra chất gây hại cho bé. 

Nhiều bà mẹ vì muốn tiết kiệm thời gian lại chỉ sử dụng nước nguội để pha sữa cho con. Điều này cũng rất tai hại, bởi nếu pha bằng nước nguội sữa sẽ không tan được hết mà vón cục thành những viên sữa nhỏ, đồng thời dưỡng chất trong sữa cũng bị mất đi và trẻ không được hấp thu hết.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa cho trẻ là sử dụng nước ấm từ 40 đến 60 độ. Đây là nhiệt độ thích hợp nhất, giúp bảo đảm các thành phần dinh dưỡng trong sữa và giúp con hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Nếu có thời gian, mẹ nên dùng nhiệt kế riêng để đo nhiệt độ nước trước khi pha. Hoặc đơn giản hơn, mẹ hãy trộn 1/3 nước vừa đun sôi với 2/3 nước nguội sẽ cho nhiệt độ trong khoảng thích hợp. Lưu ý rằng, nước cần trộn trước khi đổ vào sữa. Mẹ không nên cho nước đun sôi vào lắc sữa trước, rồi mới chế nước nguội vào. Khi pha sữa, cần lắc bình thật kỹ để sữa tan hết vào trong nước.

2. Pha sữa quá đặc

Nhiều bà mẹ thường xuyên cảm thấy lo lắng vì con lười uống sữa Để khắc phục, các mẹ nghĩ ra cách pha sữa thật đặc với suy nghĩ rằng, con uống ít nhưng sữa đặc thì vẫn nhiều chất. Tuy nhiên, cách nghĩ này vô cùng sai lầm và có thể gây hại cho trẻ. Bởi sữa pha quá đặc sẽ gây ra tình trạng thiếu nước, dẫn tới táo bón chán ăn bỏ ăn, sợ uống sữa. Tình trạng này kéo dài dễ khiến trẻ gặp nguy cơ xuất huyết ruột cấp tính. Do đó, bạn chỉ nên pha sữa theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất in trên nhãn hộp để đảm bảo sức khỏe cho con.

3. Bảo quản sữa trong tủ lạnh hoặc bình ủ ấm gây hại cho trẻ

Công việc hàng ngày bận rộn khiến nhiều mẹ có ít thời gian để chăm sóc cho con. Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ thường pha sữa một lần trong ngày rồi bảo quản trong tủ lạnh, hoặc đem ủ trong bình ấm để con uống dần. Cũng có nhiều trường hợp, mẹ pha sữa nhưng con không uống hết nên mẹ cất đi để bữa sau con uống tiếp. 

Việc pha sữa rồi để lâu như vậy rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Bởi dù để trong tủ lạnh hay bình ủ ấm thì cũng chỉ giúp bảo quản cho sữa không bị hỏng, nhưng không ngăn được vi khuẩn xâm nhập vào sữa. Trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ rất non yếu, nếu uống phải sữa nhiễm khuẩn rất dễ gây ra bệnh tật, về lâu dài làm suy yếu sức khỏe con. Bên cạnh đó, việc bảo quản sữa như vậy cũng dẫn tới tình trạng sữa bị mất chất.

4. Pha sữa bột kèm sữa đặc có đường rất nguy hiểm

Theo các chuyên gia, khẩu vị của trẻ nhỏ nhạt hơn so với người lớn rất nhiều, bởi vị giác của bé rất nhạy cảm. Do đó, nếu mẹ uống thử sữa thấy vừa miệng thì nghĩa là con đang bị quá ngọt. Do đó, nếu pha thêm sữa đặc vào sữa bột cho vừa miệng sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ sơ sinh Cách làm này có thể dẫn tới tình trạng xơ cứng động mạch thừa đường dẫn tới nguy cơ tiểu đường sâu răng và nhiều bệnh tật nguy hiểm khác cho trẻ.

5. Pha thêm nước trái cây hoặc socola vào sữa là một sai lầm

Một số bà mẹ lại nghĩ ra cách pha thêm nước trái cây như cam bưởi, xoài… hay thêm socola vào sữa để hấp dẫn con uống, và bổ sung thêm vitamin cho con. Nhưng cách làm này không hề tốt một chút nào. Mặc dù sữa và nước trái cây đều giàu dưỡng chất, nhưng kết hợp với nhau lại có hại. Bởi trong trái cây thường chứa một lượng axit nhất định, khi kết hợp với chất casein có trong protein của sữa, dẫn đến hiện tượng kết tủa rất nhanh chóng, làm biến chất protein có trong sữa đồng thời khiến trẻ khó hấp thu khó tiêu hóa hơn. Do đó, mẹ nên cho con uống sữa trước, rồi ăn bổ sung trái cây sau đó khoảng 30 phút sẽ tốt hơn rất nhiều.

Còn nếu kết hợp sữa với socola sẽ khiến thành phần canxi trong sữa phản ứng với các axít oxalic có trong socola, sản sinh ra canxi oxalate là chất có hại cho cơ thể, dễ dẫn đến thiếu canxi tiêu chảy trẻ nhỏ chậm phát triển tóc khô giòn xương…

6. Cho con uống sữa khi đói gây nhiều tác hại

Rất nhiều bà mẹ có thói quen cho con uống sữa khi đói. Bởi mẹ cho rằng, trong sữa có chứa nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất, rất thích hợp để xoa dịu cơn đói của con. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với trẻ sơ sinh mà thôi. Bởi sữa mẹ hay sữa công thức có nguồn dinh dưỡng cân bằng và phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Với những trẻ lớn hơn, nếu uống sữa khi đói sẽ gây ra nhiều tác hại. Khi bé quá đói, việc đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài, trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi Uống quá nhiều sữa sẽ gây tiêu chảy đầy bụng và cơ thể không có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa.

7. Để con vừa nằm vừa uống sữa có thể gây tử vong

Hình ảnh các em bé vừa nằm vừa ôm bình sữa không hề xa lạ, thậm chí bạn có thể bắt gặp hàng ngày. Tuy nhiên, đây là một thói quen nguy hiểm, bởi uống sữa khi đang nằm rất dễ dẫn tới sặc sữa. Vừa nằm vừa uống còn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày dẫn tới nôn trớ. Ở tư thế nằm, chất nôn dễ trào vào trong đường thở gây sặc và tắc đường thở. Nếu không phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong

Ngoài ra, việc nằm uống sữa trước khi ngủ, còn làm gia tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ nhỏ, do các chất ngọt trong sữa lắng đọng trên răng   

Ngoài những sai lầm cần tránh khi cho con uống sữa, mẹ cũng nên tránh mắc phải 3 thói quen dùng thuốc gây hại cho con và tuyệt đối không dùng những thực phẩm cần tránh khi cho trẻ uống uống nhé. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật