Uống quá nhiều sữa đậu nành có gây ra nhiều tác dụng phụ không?

Sữa đậu nành có thể làm giảm sự hấp thu các dưỡng chất.

Sữa đậu nành luôn được coi là thức uống lành mạnh bởi hàm lượng vitamin phong phú như vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có lợi cho tiêu hóa Tuy nhiên rất nhiều năm nay, đậu nành bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra việc hại cho sức khỏe cả ở phụ nữ và nam giới. Liệu uống quá nhiều sữa đậu nành có gây ra nhiều tác dụng phụ không?

1. Ngăn chặn hấp thu dưỡng chất

Theo Livestrong, đậu nành và sữa đậu nành không lên men thường chứa hàm lượng acid phytic khá cao, thường có ở vỏ hạt. Axit phytic trong đậu nành cũng có thể ngăn chặn sự hấp thu các khoáng chất quan trọng, bao gồm canxi magiê, sắt và kẽm. Điều này được cho là dẫn đến sự thiếu hụt các khoáng chất kể trên trong cơ thể, ngay cả khi bạn đã áp dụng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 1992 trong “Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ” cho thấy sự hấp thu sắt ở người tăng khi mức phytate giảm. Ngay cả sau khi tất cả các phytate đã được loại bỏ, thì hàm lượng sắt được hấp thụ cũng bị hạn chế bởi protein có trong đậu nành. Theo Viện Linus Pauling, cũng cho rằng protein trong đậu nành sẽ ức chế hấp thu sắt. Nếu không có chất sắt đầy đủ, bạn sẽ bị mệt mỏi nhịp tim nhanh và thở tim đập nhanh và cuối cùng là thiếu máu

Uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ ngăn chặn sự hấp thu các khoáng chất. Ảnh: Internet

Uống quá nhiều sữa đậu nành sẽ ngăn chặn sự hấp thu các khoáng chất. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, enzyme inhibitors trong đậu nành cũng ngăn cản hoạt động của trypsin và các enzyme khác (những chất cần thiết cho quá trình hấp thu chất protein), dẫn đến thiếu hụt chất đạm trong cơ thể. Với sữa đậu nành sản xuất công nghiệp, các nhà sản xuất thường ngâm đậu nành trong dung dịch kiềm (alkaline) sau đó đun ở 115 o C trong nồi áp suất. Cách làm này khiến chất đạm càng khó tiêu hơn.

2. Giảm tổng hợp hormone tuyến giáp

Theo một báo cáo của Trung tâm Y Tế Đại học Maryland, các isoflavones trong sữa đậu nành làm cạn kiệt lượng i-ốt trong cơ thể. Một bài báo năm 2006 được xuất bản trong “Tuyến giáp” nói rằng những người có tuyến giáp hoạt động kém hoặc lượng i-ốt thấp có nguy cơ bị suy giáp nếu họ tiêu thụ sản phẩm đậu nành. Hầu hết người Mỹ đều có đủ lượng i-ốt, nhưng phải kiểm tra tuyến giáp nếu bạn uống nhiều sữa đậu nành.

Thêm vào đó, đã có không ít tài liệu chứng minh chất isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp ở những người sử dụng thường xuyên. Để sản xuất ra được loại hormone này tuyến giáp cần sử dụng enzyme peroxidase để ôxy hóa i-ốt. Trong khi đó, chất isoflavone có trong sữa đậu nành lại ức chế và làm cản trở hoạt động của enzyme peroxidase. Và hệ quả là, lượng hormone tuyến giáp bị giảm sút, gây ra các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, thờ ơ rụng tóc trí nhớ kém và bệnh bướu cổ Ngoài ra, isoflavones còn là nghi can trong việc hình thành các cục đông máu, thủ phạm của những cơn đau timđột quỵ Chất này được cho là có thể gây ức chế tập tiểu cầu hoặc vón cục gây đông máu.

3. Vấn đề xoang và tiêu hóa

Theo chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng được chứng nhận Lauren Talbot, đậu nành ngăn chặn các enzyme cơ thể cần tiêu hóa. Trong khi đậu nành chứa protein cũng có một chất trong đậu nành ức chế tiêu hóa protein. Điều này có thể gây đầy hơi khó tiêutáo bón  Sau khi cơ thể tiêu thụ sữa hoặc thực phẩm từ đậu nành, nó để lại một chất nhầy giống như lớp phủ trong đường tiêu hóa, làm chậm hệ thống tiêu hóa và hô hấp và gây ra chất nhờn dư thừa. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về xoang, đợt hen suyễn cảm lạnhhội chứng ruột kích thích

4. Đậu nành và bệnh buồng trứng

Theo Boldsky, các sản phẩm đậu nành đã được quan sát thấy là có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe ở một số cá nhân. Điều này là sự thật vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số phụ nữ ăn quá nhiều đậu nành đã bị bệnh buồng trứng do sự gia tăng hàm lượng oestrogen (nội tiết tố nữ). Ở nam giới, đậu nành làm giảm nồng độ testosterone dẫn đến giảm tình dục

Tuy nhiên đậu nành lại rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh vì phyto-estrogen (một loại hormone thực vật) trong đậu nành có thể thay thế lượng hormone estrogen (nội tiết tố nữ) bị mất trong cơ thể, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ này.

5. Không tốt cho người bệnh gout

Sữa đậu nành không tốt cho người bị gout. Ảnh: Internet

Sữa đậu nành không tốt cho người bị gout. Ảnh: Internet

Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin - một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm gây ra bệnh gout Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra khi uống sữa đậu nành cần lưu ý:

- Không uống sữa khi đói

- Sữa đậu nành không phải là món đồ uống phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi

- Uống lâu dài nên bổ sung thêm kẽm

- Khi uống cần đun sôi chín hoàn toàn

- Không để sữa quá lâu hoặc tích trữ trong bình ủ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật