Mẹ cho con bú: Tết cổ truyền này tránh ăn những món gì?
Muốn ngực không bị chảy xệ khi cho con bú, mẹ cần làm ngay 5 việc
Toàn bộ ưu - nhược điểm của việc ngủ chung với con các mẹ nên cân nhắc
1. Thực phẩm lên men
Những món ăn ngày Tết đa phần chứa nhiều dầu mỡ. Để cân bằng lại vị giác gia đình nào cũng chuẩn bị sẵn một vài món đồ muối trong bữa ăn gia đình. Tuy nhiên các mẹ nên kiêng hoặc ăn thật ít. Nhất là khi mẹ có triệu chứng xấu của đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày hay mắc chứng rối loạn tiêu hóa
Thực phẩm lên men phổ biến trong ngày Tết là dưa muối hành muối củ kiệu ngâm… có chứa nitrit nhất là trong dưa cải muối chưa đủ vàng. Chất này tăng nguy cơ thiếu máu cho mẹ và tiềm ẩn khả năng gây bệnh ung thư
Ngoài ra, mẹ ăn đồ muối chua nhiều khiến chứng ợ nóng phát triển theo chiều hướng xấu. Lượng muối trong các món này cũng khá lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ.
Ngày Tết luôn có nhiều đồ ăn ngon và hấp dẫn
Tết cũng là dịp tiêu thụ các món nem chua, thịt chua nhiều nhất trong năm. Tuy nhiên món ăn được chế biến từ thịt sống này lại ẩn chứa vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy Vì vậy mẹ có thèm cũng chỉ nên ăn một ít thôi.
2. Bánh chưng, bánh tét
Tết cổ truyền không thể thiếu hai món bánh này trong bữa cơm gia đình. Đây là món cung cấp lượng dinh dưỡng khá lớn với gạo nếp đậu xanh thịt mỡ. Khi cơ thể tiếp nhận một lượng lớn calo trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc đầy hơi khó tiêu gây khó chịu cho mẹ.
Điều này có thể gây ức chế làm giảm tiết sữa khiến nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Ngoài ra, khi mẹ có dấu hiệu tăng cân quá mức hay bị bệnh tiểu đường cũng nên ăn uống chừng mực.
3. Thực phẩm chế biến sẵn
Nhóm này bao gồm giò chả, thịt hun khói xúc xích thực phẩm đóng hộp…
Về lý thuyết, chị em hoàn toàn có thể ăn được giò, chả. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, giò chả được chế biến chưa đủ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vì chứa quá nhiều hàn the chất bảo quản Do vậy, nếu không mua được ở địa chỉ uy tín thì tốt nhất mẹ nên chịu khó kiêng khem.
Thực phẩm mẹ ăn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng bé tiếp nhận qua dòng sữa
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm đóng hộp lại chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ và các gia vị không có lợi cho sự phát triển của bé. Các chất béo không lành mạnh này có thể làm giảm việc sản xuất omega-3 rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ sơ sinh
Vì vậy, Tết này các em cần chịu khó nấu nướng và đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng cân bằng tại nhà thay vì đi ăn ngoài.
4. Mứt Tết, bánh kẹo
Mứt Tết thực chất là trái cây đã qua chế biến. Trong loại hoa quả này hầu như không có chứa các vitamin có lợi cho sức khỏe thay vào đó là đường, các chất tạo ngọt và màu thực phẩm Ăn nhiều mứt có thể khiến mẹ tăng cân quá mức, trong khi đó bé lại không nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển.
Cả mứt và bánh kẹo đều có thể khiến chị em cảm thấy đầy bụng mất đi sự ngon miệng nên ăn ít trong bữa chính và thậm chí bỏ qua cả bữa phụ.
5. Đồ uống
Tất nhiên là các loại đồ uống có ga chất cồn hay nước ngọt đều được bác sĩ khuyến cáo là không được sử dụng trong suốt thời kỳ cho con bú chứ không chỉ riêng ba ngày Tết.
Nước uống có ga, nước ngọt có chứa hàm lượng đường cao, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường đồng thời là nguyên nhân gây đầy bụng chướng bụng ở bà mẹ sau sinh. Rượu bia làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, ngoài ra còn là nguyên nhân gây ít sữa hoặc ngưng tiết sữa.
Mẹ nên ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để bé được phát triển toàn diện
Trà, cà phê cũng nên hạn chế. Các bác sĩ đã khuyến cáo, cơ thể bé quá non yếu nên không thể bài tiết được lượng caffeine chứa trong hai loại đồ uống này. Khi đó bé sẽ bị mất ngủ quấy khóc và cáu gắt.
6. Gia vị
Ớt, tiêu là những gia vị thiết yếu trong bữa cơm hàng ngày chứ chẳng riêng gì tết nhất. Tuy nhiên, việc ăn quá cay không chỉ làm dạ dày mẹ khó chịu mà còn khiến đường tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng. Bé có thể bị đau bụng táo bón và ảnh hưởng đến tâm tính của bé. Mẹ có thể thay ớt tiêu bằng nghệ để tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Tỏi cũng là một loại gia vị cần thiết nhưng hương thơm của tỏi sẽ khiến mùi sữa mẹ thay đổi làm bé khó chịu, thậm chí bỏ bú. Thế nên mẹ cũng hạn chế sử dụng tỏi trong thời gian này.
Mặc dù phải kiêng kem chút xíu để đảm bảo an toàn cho dòng sữa mẹ nhằm giúp bé yêu được bú no, bú đủ và khỏe mạnh, nhưng các mẹ thông thái vẫn có thể tận hưởng niềm vui của bữa cơm ngày Tết theo những cách riêng của mình.
- 6 đối tượng tuyệt đối không được ăn đậu phụ, đừng cố... (Chủ nhật, 13:33:09 23/05/2021)
- Thịt vịt là thuốc bổ trong Đông y nhưng ăn chung với 3 thực... (Thứ năm, 13:47:06 29/04/2021)
- Ăn kim chi rất tốt nhưng đây là “đại kị” nhớ phải tránh... (Thứ Ba, 12:44:08 30/03/2021)
- Những thực phẩm ăn cùng tỏi sẽ sinh độc tố, chớ dại dùng... (Thứ Hai, 18:52:06 05/10/2020)
- Rước họa vào thân vì ăn thanh long sai cách (Thứ Hai, 10:00:00 05/10/2020)
- Bác sĩ vạch trần thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ... (Thứ Ba, 20:06:05 29/09/2020)
- Rau mồng tơi lành tính nhưng ăn theo 7 cách sau là "cực... (Thứ sáu, 12:20:06 25/09/2020)
- Những người ăn giá đỗ sẽ hại sức khỏe vô cùng (Thứ Ba, 12:30:03 15/09/2020)
- 5 thực phẩm đại kị với dưa chuột, xem loại thứ 2 ai cũng... (Thứ Hai, 13:35:05 31/08/2020)
- Những loại rau không nên luộc, vì bao nhiêu dinh dưỡng đều bị... (Chủ nhật, 19:45:04 23/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023