Thai nhi 38 tuần tuổi - Cơ thể bé tích mỡ chuẩn bị chào đời
4 món ăn an thai tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong bụng
Mẹ bầu thấy 5 dấu hiệu này thai nhi đang kêu cứu cần đi gặp bác sĩ ngay nhé
Khoảng thời gian thai nhi 38 tuần tuổi, em bé của bạn sẽ cảm thấy vất vả, cực nhọc vì không gian chật hẹp trong bụng mẹ nhưng đây là một trải nghiệm đầy đủ với nhiều trạng thái khác nhau. Trong tuần này mẹ sẽ có nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng cảm giác tuyệt với nhất vẫn là sự mong ngóng bé yêu sắp chào đời.
Thai nhi 38 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38
Bước vào tuần thai thứ 38 bạn sẽ thấy em bé của mình năng khoảng 3kg và cao khoảng 49,8 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Trong tuần thia này em bé sẽ tiếp tục phát triển và các chức năng cũng như bộ khung xương đã hoàn thiện trừ não bộ và phổi. Hai cơ quan này sẽ dần hoàn thiện cho tới khi bé ra ngoài bụng mẹ và còn tiếp tục phát triển cùng với sự lớn lên của bé. Bé vẫn nuốt nước ối lấy chất dinh dưỡng từ mẹ để nuôi dưỡng cơ thể.
Tuần thai này đầu của bé lúc này đã lọt vào hố chậu và được bảo vệ bởi khung xương chậu Trông bé yêu như đang trồng cây chuối vậy. Vị trí mới nè sẽ chân và mông bé dễ vận động hơn cũng như dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ.
Nếu bạn để ý sẽ thấy khi mới sinh em bé ra phần đỉnh đầu của em bé thường rất mềm. Điểm này gọi là thóp thở. Thực tế nguyên nhân là do hộp xương sọ của bé hở, chưa liền giúp bé chui qua ống sinh được thuận lợi. Và khi não phát triển, hộp sọ mềm sẽ dễ dàng giãn ra phù hợp với sự phát triển của não.
Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Những thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 38
Trong tuần thai thứ 38, cơ thể mẹ không khác lắm so với các tuần trước đó. Có thể bạn sẽ nhận thấy mình không tăng cân nữa. Một số phụ nữ còn hơi giảm cân trong những tuần cuối này.
Trong tuần này có thể mẹ sẽ cảm thấy lo lắng nhiều vì ngày sinh sắp tới, Những lo lắng đó sẽ không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi chính vì vậy bạn hãy thư giãn và tận hưởng giai đoạn thú vị này trước khi bé thực sự bước chân vào cuộc sống của bạn, hãy ăn uống và nghỉ ngơi thật nhiều bạn nhé.
Việc bàng quang của bạn đang bị chèn ép ghê gớm, bạn sẽ thường xuyên phải ghé thăm nhà vệ sinh. Bạn dường như cũng cảm thấy ngực của mình lớn lên khá nhiều, cảm giác căng tức khiến bạn khó chịu. Đây là tín hiệu tốt cho thấy cơ thể bạn cũng đang gấp rút chuẩn bị một nguồn sữa dồi dào cho em bé.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi tuần 38
Trong tuần thai này bạn vẫn tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng như các tuần khác. Nhưng không có nghĩa là bạn có thể thả phanh ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Đặc biệt hãy cân nhắc thật kỹ những loại thực phẩm đồ uống nào là phù hợp với mình và sự phát triển bình thường của thai nhi
Tuần thai thứ 38 bạn vẫn uống nhiều nước. Đây là việc mà bạn nên làm trong suốt quá trình mang thai Do khi mang thai bạn sẽ cần một lượng tích trữ rất lớn. Nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước kịp thời cơ thể mẹ sẽ lâm vào tình trạng mất nước ảnh hưởng không tốt tới lượng máu cũng như làn da của mẹ. Bạn nên uống 8 ly nước mỗi ngày uống nước không phải chỉ khi bạn cảm thấy khát, hãy có một kế hoạch uống nước đầy đủ thường xuyên.
Bạn có thể ăn những đồ ăn vặt nếu như cảm giác thèm ăn vẫn thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý tránh những đồ ăn vặt có chứa nhiều đường hoặc mỡ. Những đồ ăn này thật sự không tốt chút nào cho sức khỏe mẹ và bé Nó có thể làm tăng nguy cơ bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân
Những bệnh thường gặp khi mang thai tuần thứ 38
Khi thai nhi bước vào tuần thứ 38, Cơ thể mẹ bầu đang phải mang một chiếc bụng to vĩ đại nên cảm giác nặng nề, mệt nhọc luôn xuất hiện. Ngoài ra do sự chèn ép của thai nhỉ nên bạn sẽ có cảm giác thường xuyên bị tê nhức cổ chân, cổ tay. Đây là do các mao mạch ở những vị trí này bị chèn ép khiến máu lưu thông không tốt.
Trong tuần thai 38 bạn sẽ cảm thấy một số bệnh như ợ nóng táo bón bạn còn cảm thấy mệt mỏi hơn khi bị làm phiền bởi các bệnh về răng miệng. Tình trạng chảy máu chân rắng vẫn tiếp tục xảy ra biểu hiện của chứng viêm lợi Sau khi sinh em bé bệnh này sẽ biến mất nhưng hãy chú ý hơn tới việc chăm sóc răng miệng để giảm bớt được những khó chịu do viêm lợi gây ra.
Bố mẹ nên làm gì?
Khi thai nhi bước vào tuần 38, Bạn vẫn có thể tiếp túc đến tham dự các lớp học tiền sản, thường xuyên trao đổi với những người có kinh nghiệm để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho những ngày sinh đẻ sắp tới.
Tuần này chắc hẳn bạn phải sắm sửa đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho ngày chuyển dạ để tránh khỏi bị bỡ ngỡ hay vội vàng trong ngày sinh như: quần áo, đồ dùng cần thiết cho mẹ, cho bé, sổ khám bệnh,…
Hãy đi xét nghiệm và kiểm tra về tình trạng sức khỏe mẹ và bé hiện tại ra sao. Các xét nghiệm có thể xác định được thai có ngược không, lượng nước ối có ít hoặc nhiều không, mẹ có mắc chứng tiểu đường hay không,…
- Mẹ bầu cho con nghe nhạc là tốt nhưng mắc 4 sai lầm này thì... (Thứ bảy, 13:13:06 16/01/2021)
- ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Những xét nghiệm làm tới trước khi sinh (Thứ năm, 10:15:04 21/02/2019)
- Có nên xoa bụng bầu thường xuyên hay không? (Thứ tư, 16:15:06 20/02/2019)
- Lưu ý khi mẹ bầu làm việc với máy tính tránh ảnh hưởng thai... (Thứ năm, 03:35:03 14/02/2019)
- Chửa ngực sẽ nhiều sữa: Bạn đã hoàn toàn nhầm to rồi đấy! (Thứ tư, 08:30:02 13/02/2019)
- Năm mới, khi gặp bà bầu tuyệt đối đừng nói 5 câu này! (Thứ Ba, 09:28:08 05/02/2019)
- Cách chăm sóc mẹ bầu sau khi thụ tinh ống nghiệm nên biết (Thứ sáu, 09:30:04 01/02/2019)
- Những "trợ thủ" đắc lực của mẹ bầu không thể... (Thứ năm, 08:20:00 31/01/2019)
- Những việc bà bầu nên làm để thai kỳ được khỏe mạnh, an... (Thứ sáu, 08:00:09 25/01/2019)
- Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào? (Thứ bảy, 16:11:08 12/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023