Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng để phòng ngừa virus Zika

Trong bối cảnh đã xuất hiện hai ca dương tính với virus zika tại Việt Nam, đồng thời là mủa đỉnh điểm của bệnh sốt xuất huyết, không ít người dân tỏ ra vô cùng lo lắng, hoang mang và ngược lại, nhiều người dân quá chủ quan, nhẫm lần giữa hai bệnh này khiến áp dụng những phương pháp điều trị bệnh sai lệch.

Trước thực trạng này, sáng 11/4, báo sức khỏe & Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Cảnh giác cao độ với virus Zika, sốt xuất huyết” nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác về virus Zika sốt xuất huyết đồng thời đưa ra những giải đáp của các chuyên gia về các thắc mắc từ phía bạn đọc về hai căn bệnh này. Chương trình có sự tài trợ của nhãn hàng Remos và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Virus Zika hay sốt xuất huyết nguy hiểm hơn?

Trong buổi tư vấn, nhiều bạn đọc đã đưa ra thắc mắc chung về làm cách nào để phân biệt bệnh do virus zika và bệnh sốt xuất huyết và bệnh nào nguy hiểm hơn. ThS. BS Nguyễn Quốc Thái cho biết:  Bệnh do virus Zika và bệnh sốt xuất huyết đều do virus gây nên. Bệnh có thể bắt đầu bằng triệu chứng như sốt, gây mỏi người, cơ thể mệt mỏi Tuy  nhiên, hai bệnh này cũng có những điểm khác biệt bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện rất mệt đau mỏi toàn thân, sốt cao từ 39 - 40 và sốt không dứt trong nhiều ngày, và có thể biểu hiện bệnh nặng như xuất huyết chảy máu mũi, chảy máu chân răngphụ nữ thì có thể là ra máu âm đạo kinh sớm hơn hoặc dài ngày hơn. Biểu hiện bệnh nặng nhất có thể là cơ thể bị sốc bệnh sốt xuất huyết cần phải được quan tâm đặc biệt.

Trong khi đó, ở bệnh nhiễm virus zika thì người bệnh chỉ sốt nhẹ, có biểu hiện phát ban đỏ mắt viêm kết mạcđau mỏi khớp. Bệnh này không gây ra xuất huyết mà lại để lại các hậu quả ở hệ thần kinh có thể gây nên những liên quan tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật đầu nhỏ. Đó là sự lo lắng và quan ngại của dư luận về căn bệnh này. Hai bệnh này tuy cùng do virus gây nên nhưng cũng có những điểm khác biệt.

TS.BS Phạm Quang Thái bổ sung thêm rằng: xét trên khía cạnh lâm sàng bệnh sốt xuất huyết có tỷ lệ biến chứng cao hơn, diễn biến bệnh rất rầm rộ. Bệnh do virus Zika có 60-80% không có biểu hiện, đây là lý do khiến chúng ta lo ngại vì có những bệnh nhân nhiễm virus Zika mà không có biểu hiện, họ là những người mang mầm bệnh có thể lây truyền cho người khác. Về mặt lý thuyết, người bệnh có thể nhiễm đồng thời 2 loại virus nói trên, khi muỗi mang cả 2 loại virus đốt hoặc 2 con muỗi mang 2 loại virus đốt. Khi xét nghiệm, có thể dương tính với cả 2 loại loại virus nói trên. Do đó, nhiều bệnh nhân hiện được tiến hành xét nghiệm cả hai bệnh sốt xuất huyết dengue và xét nghiệm virus Zika.

Còn bác sĩ Quốc Thái cho biết: bệnh do virus zika được nhận định gây ra tật đầu nhỏ, làm não bé hơn, mất nếp nhăn nhân xám trong não. Nói tóm lại, đó là tổn thương khá đa dạng và hậu quả của tổn thương này dẫn tới việc trẻ đẻ ra bị chậm phát triển trí tuệ và không hòa nhập được với đời sống xã hội. Đây sẽ là gánh nặng rất là lớn cho xã hội. Tuy nhiên, tỉ lệ biến chứng bệnh nặng ở thai nhi ở mức thấp. TS Vũ Ngọc Long cho biết theo một số chỉ số mà WHO thống kê: Tại Brazil chỉ khoảng 28/10 nghìn phụ nữ mang thai nhiễm Zika bị mắc bệnh đầu nhỏ. Như vậy ở các nước châu Mỹ, 3 tháng đầu tiên nguy cơ gây dị tật thai nhi cao nhất thì cũng chỉ dưới 1% trẻ sinh ra bị chứng đầu nhỏ. Do vậy chúng ta cũng không nên quá lo lắng vì không phải người mẹ nào bị nhiễm virus Zika cũng lây sang cho thai nhi Tuy tỷ lệ thấp nhưng dù 1% chúng ta cũng cần sự quan tâm để đứa trẻ sinh ra phát triển hoàn hảo nhất.

Những xét nghiệm cần thiết

Trước câu hỏi của bạn Lê An đến từ Hải Phòng về việc bạn có bị nhiễm virus Zika hay không khi bạn đang có thai và khi đi siêu âm, bác sĩ nói da gáy của thai nhi dày hơn bình thường, BS Phạm Quang Thái cho hay trong trường hợp này, ông không cho là hội chứng đầu nhỏ mà khuyên bạn An cần tiếp tục theo dõi thai kỳ ở cơ sở y tế.

Còn bạn Ngọc Linh Hà Nội lại cho biết mấy ngày nay bạn bị đau gáy, sốt, kèm theo chảy máu chân răng có chảy ra ít máu ở âm đạo, trên da nổi các ban đỏ. Bạn Linh không biết mình bị bệnh gì và cần làm những xét nghiệm nào. Trước thắc mắc này của bạn Linh, BS Trịnh Thị Quế khuyên rằng bạn Linh nên làm xét nghiệm về sinh học phân tử sau khoảng 5 ngày đầu biểu hiện bệnh. Sau đó, bạn Linh nên làm các xét nghiệm tìm kháng thể Ngoài ra, cần làm các xét nghiệm tổng thể như là xét nghiệm máu để xác định mức độ mất nước hay mức độ cô đặc máu. Còn cần theo dõi chỉ số tiểu cầu và nếu chỉ số tiểu cầu giảm thì cần phải được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Các bác sĩ khẳng định, các thai phụ đã mang thai 5 tháng thì có thể yên tâm hơn vì virus Zika chủ yếu ảnh hưởng tới thai nhi ở 3 tháng đầu mang thai Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, tỷ lệ thai phụ nhiễm Zika gây bệnh đầu nhỏ cho con trong suốt thai kỳ là 28/10.000 trường hợp mắc bệnh, với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhiễm bệnh thì tỷ lệ gây dị tật đầu nhỏ là 97/10.000, xấp xỉ 1%, điều này cho thấy tỷ lệ này không cao, các chuyên gia sức khỏe sinh sản cho rằng hàng rào rau thai rất tốt để ngăn virus truyền sang con. Biến chứng liên quan đến viêm đa rễ thần kinh cũng không cao. Tuy nhiên, các thai phụ nên đi chẩn đoán trước sinh dị tật thai nhi Bệnh đầu nhỏ có thể chẩn đoán chính xác ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ xét nghiệm khác như xét nghiệm qua nước ối xét nghiệm tế bào để phát hiện dị tật.

Tác nhân truyền bệnh và cách ngăn ngừa

Theo các bác sĩ, tác nhân truyền bệnh virus zika và sốt xuất huyết chủ yếu là do muỗi mang mầm bệnh đốt người. Nếu kết hợp với muỗi mang mầm bệnh, cộng thêm việc một người chưa từng mắc bệnh, tức là bạn chưa có kháng thể bảo vệ, người đó có khả năng mắc bệnh cao. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn rất nhiều khi xung quanh nhà bạn có người mắc bệnh, tức là những con muỗi ở khu vực đó, có thể mang mầm bệnh để truyền bệnh cho người khác.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh virut Zika và sốt xuất huyết hiện nay, Ths.TS Vũ Ngọc Long cho hay ở Việt Nam chúng ta có loài muỗi vằn Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết nguy cơ lan rộng ra tỉnh thành phố khác hoàn toàn có thể. Do đó, chúng ta phải có biện pháp sớm khống chế, để hy vọng không lan ra các xã phương khác ở Khánh Hòa và tp. HCM và các thành phố khác.

Các thành phố khác rất tích cực, nhưng cần sự hợp tác của người dân. Tác động đối với sức khỏe đặc biệt phụ nữ mang thai là hiện hữu, cần phải diệt bọ gậy muỗi để ngăn ngừa dịch bệnh này.

Bác sĩ Long khuyến cáo các gia đình nên dọn dẹp các ổ dịch muỗi, làm sạch các bình bông lọ hoa không thay nước, làm sạch nhiều chỗ chứa nước, máng nước, chỗ hứng giọt nước từ máy điều hoà…. BS Long khẳng định sự tham gia của toàn dân, toàn thể cộng đồng rất quan trọng trong ngăn ngừa, phòng ngừa virus Zika hiệu quả.

Sau gần 2 giờ diễn ra chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp, các bác sĩ đã trả lời và tư vấn cho gần 30 trường hợp. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả từ khắp nơi gửi về chương trình và sẽ tiếp tục trả lời những thắc mắc của bạn đọc trên trang suckhoedoisong.vn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật