Bận biết gì về bệnh tắc nghẽn mạn tính động mạch chi dưới?
Ai dễ mắc bệnh?
Hẹp và tắc nghẽn động mạch chi dưới do các mảng xơ vữa là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi tắc động mạch, lượng máu đến nuôi chân giảm đi, đến một mức độ nào đó sẽ gây tình trạng thiếu máu nuôi chân ở các mức độ khác nhau.
Những đối tượng thường mắc bệnh này là: người lớn tuổi hút thuốc lá, có bệnh tăng huyết áp đái tháo đường rối loạn mỡ máu ít vận động và trong gia đình có người bệnh xơ vữa mạch là đối tượng dễ mắc bệnh động mạch tắc nghẽn mạn tính.
Biểu hiện điển hình của bệnh
Bệnh nhân bị thiếu máu chân mạn tính sẽ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 1 thường không có triệu chứng. Giai đoạn 2: Xuất hiện các triệu chứng đau cách hồi đây là hiện tượng đau xuất hiện ở cẳng chân hoặc ở mông khi bệnh nhân đi được một đoạn đường, vì đau buộc bệnh nhân phải đứng lại nghỉ vài phút mới có thể đi tiếp được. Nhưng cũng chỉ đi tiếp được một đoạn giống như vậy, đau lại xuất hiện. Đây là dấu hiệu rất thường gặp và điển hình của bệnh. Đoạn đường bệnh nhân đi được trước khi xuất hiện đau ngắn hay dài tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu đoạn đường đi được nhỏ hơn 200m thì được gọi là đau cách hồi nặng. Giai đoạn 3: Biểu hiện đau liên tục lúc nghỉ, nhất là về đêm khuya; đau nhiều ở các ngón chân và bàn chân. Bệnh nhân thường mất ngủ hoặc là ngủ với tư thế chân buông thõng ngoài giường vì ở tư thế này sẽ đỡ đau hơn. Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng nhất - giai đoạn 4. Lúc này, các ngón chân hoặc bàn chân sẽ hoại tử hoặc loét không lành được.
Giai đoạn 3 và 4 được gọi là giai đoạn thiếu máu chân nguy kịch, biểu hiện của một tình trạng viêm tắc động mạch rất nặng, với nguy cơ phải cắt cụt chi cao nếu không điều trị kịp thời. Chẩn đoán bệnh dựa vào việc hỏi bệnh và bắt mạch, trong đa số trường hợp có thể chẩn đoán được bệnh. Các xét nghiệm như siêu âm Doppler và chụp hình mạch máu có thể đánh giá chính xác mức độ bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.
Các biến chứng nguy hiểm
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh dễ gây ra các biến chứng nặng tại chỗ và toàn thân. Nguy cơ tại chỗ là phải cắt cụt chân do hoại tử Mặt khác, vì xơ vữa mạch là một bệnh hệ thống nên ngoài động mạch chi dưới bị tắc, tất cả các mạch máu khác trong cơ thể cũng có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là động mạch nuôi tim nếu bị tắc sẽ gây nhồi máu cơ tim; động mạch nuôi não nếu bị tắc sẽ gây tai biến mạch máu não; động mạch thận bị tắc sẽ gây suy thận tăng huyết áp Các biến chứng này có thể gây tử vong
Điều trị như thế nào?
Điều trị tùy theo từng giai đoạn bệnh mà dùng thuốc hay phẫu thuật.
Trong giai đoạn nặng từ giai đoạn đau cách hồi với khoảng cách đi được dưới 200m thì cần phải phẫu thuật. Có 2 phương pháp phẫu thuật: Can thiệp nội mạch hoặc mổ hở.
Can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị ít xâm lấn, ít gây đau, đơn giản nhất. Thủ thuật này thực hiện bằng cách chích vào động mạch đùi sau khi gây tê tại chỗ, qua đó luồn một dây ở đầu có bóng nong, đưa bóng đến đoạn động mạch bị hẹp và nong, sau đó có thể đặt vào vị trí vừa nong một stent, có tác dụng như một ống đỡ, giúp cho động mạch không bị hẹp lại. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp tắc động mạch không quá lan rộng. Trường hợp tắc động mạch nhiều nơi, tắc trên đoạn dài, phức tạp, phẫu thuật bắc cầu động mạch là phương pháp điều trị phù hợp nhất, kết quả dài hạn tốt.
Lời khuyên của bác sĩ
Ở giai đoạn sớm, điều trị nội khoa mang lại kết quả, bệnh nhân cần tích cực điều trị các bệnh đái tháo đường tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đi kèm kết hợp với uống thuốc ức chế kết tập tiểu cầu như aspirin clopidogrel thuốc giảm mỡ máu nhóm statin và thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển. Giai đoạn này, bệnh nhân cần nghiêm túc thay đổi lối sống loại bỏ các yếu tố nguy cơ như bỏ thuốc lá thuốc lào hạn chế rượu bia
Bệnh nhân cần phòng tránh tăng huyết áp bằng cách: chỉ nên ăn 3 bữa/ngày, không nên ăn vặt tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật, nên ăn các món hấp, luộc; tránh các chất kích thích như trà, cà phê; nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể và các sản phẩm từ ngũ cốc trái cây, sản phẩm từ sữa; dùng dầu thực vật thay mỡ động vật...; hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như tôm khô trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông... Bệnh nhân cũng cần tăng hoạt động thể lực: tập thể dục đều đặn vừa sức như đi bộ, bơi lội trong vòng 30 - 45 phút, 3 - 4 lần/tuần; đi xe đạp, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:06 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:01 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023