Bệnh viêm da cơ địa và những điều bạn cần biết về chứng bệnh

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến trong cộng đồng dân cư mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng gặp nhiều hơn cả là ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thời tiết chuyển mùa, nhất là mùa lạnh, hanh khô, bệnh xuất hiện nhiều hơn.

Bệnh viêm da cơ địa và những điều bạn cần biết về chứng bệnh 

Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm hoặc eczema Đây là một bệnh phát ban da không lây nhiễm phổ biến nó được làm trầm trọng thêm bởi các yếu tố bên trong (cơ địa dị ứng) và bên ngoài do dị ứng Viêm da cơ địa bao gồm loại dị ứng loại tiết bã nhờn và loại do tiếp xúc.

Viêm da cơ địa (chàm) có nhiều loại khác nhau tùy theo lứa tuổi ở trẻ sơ sinh có chàm tiết bã chàm dị ứng hoặc chàm quanh miêng Ở trẻ em có chàm nhiễm trùng (viêm da nhiễm trùng) viêm da chân viêm da dị ứng và người trưởng thành có thể bị bệnh viêm da thần kinh viêm da dạng đĩa viêm da khô gây ngứa nhiều (chàm Asteototic)Ngoài racòn có một số loại viêm da cơ địa khác như bệnh tổ đĩa bệnh á sừng hoặc bệnh viêm da tróc vảy.

1. Nguyên nhân 

Cho dù nguyên nhân của viêm da cơ địa chưa được xác định một cách chắc chắn nhưng các nhà khoa học cho rằng viêm da cơ địa là do sự phối hợp của yếu tố di truyền với các yếu tố môi trường, nhất là cơ địa dị ứng Đó là hiện tượng  xảy ra phản ứng giữa cơ thể với dị ứng nguyên khi chúng tiếp xúc với da.

Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa là do yếu tố môi trường

Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa là do yếu tố môi trường

Các dị ứng nguyên đó có từ môi trường bên ngoài như: phấn hoa, bụi, mò, mạt, lông chó, mèo và một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da nhưng khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, các yếu tố này có thể xâm nhập và gây bùng phát viêm da dị ứng

Hoặc do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp, các hóa chất (phân bón thuốc trừ sâu, xăng dầu, cát, bụi; khói thuốc lá khói xe, khói bếp) đều có thể là yếu tố thuận lợi cho viêm da cơ địa bùng phát, nhất là người có cơ địa dị ứng.

Vì vậy, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như: hen phế quản viêm mũi dị ứng mề đay, hen suyễn… Mặt khác, người có cơ địa dị ứng dễ mắc bệnh viêm da cơ địa và có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

2. Biểu hiện

Bệnh viêm da cơ địạ thường xuất hiện vào khoảng thời gian 3 tháng tuổi, đôi khi sớm hơn và kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo cơ địa của từng trẻ em. Nếu không được điều trị, càng lớn bệnh càng dễ tái phát.

Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa rất đa dạng, ban đầu có thể chỉ là các đám khô da mất sắc tố hoặc cấp tính với triệu chứng rất nặng như: đỏ da toàn thân. Đặc trưng bởi các đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước   có vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề Người bệnh thường rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, gây mất ngủ

trẻ sơ sinh bị bệnh da cơ địa (chàm sơ sinh) thường xuất hiện ở mặt (hai gò má, cằm) tạo thành hình cánh bướm.

Trẻ bị viêm da cơ địa xuất hiện các nốt mụn

Trẻ bị viêm da cơ địa xuất hiện các nốt mụn 

Ở trẻ lớn hoặcngười trưởng thành, bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi hoặc bàn tay (người lớn). Do ngứa nên người bệnh gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước nhiễm khuẩn gây mưng mủ, khi lành bệnh có thể để lại sẹo Nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ làm cho bệnh càng trầm trọng, da ngứa khiến trẻ gãi nhiều và làm hàng rào bảo vệ suy yếu.

Mặt khác, từ chỗ da bị xây xước chảy máu các chất kích thích và dị ứng nguyên từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập sâu vào da và lại càng khiến da ngứa hơn.

3. Nguyên tắc điều trị

Cần vệ sinh làn da sạch sẽ, không nên dùng các loại nước hoa mỹ phẩm (không nên sử dụng mỹ phẩm bừa bãi, tùy tiện. Chỉ nên sử dụng các loại mỹ phẩm đã quen thuộc). Cần hạn chế tiếp xúc hóa chất khói bụi khói thuốc phấn hoa và các dị nguyên gây dị ứng khác. Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, vì vậy, nên tắm rửa bằng nước nóng, mặc ấm, ngủ ấm.

Khi trời trở lạnh, ẩm, khô hanh cần giữ ẩm da và nên dưỡng ẩm da thường xuyên (nếu có điều kiện) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô rát da và giảm sử dụng thuốc.

Trẻ bị viêm da cần luôn dưỡng ẩm cho da của bé

Trẻ bị viêm da cần luôn dưỡng ẩm cho da của bé

Những bệnh nhân viêm da cơ địa nên tắm trong phòng ấm, đặc biệt là với nước muối để giữ ẩm cho da và không nên sử dụng áo len thay vào đó là sử dụng những trang phục làm từ lụa. Không nên ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc các loại thực phẩm lạ và nên sử dụng vitamin D theo đơn thuốc của bác sĩ, bởi vì vitamin D là giải pháp tuyệt vời cho bệnh viêm da cơ địa, thêm vào đó là dùng axít béo omega -3 nhưng không dung omega 6 sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật