Cụt chân vì thiếu máu chi dưới, có thể bạn chưa biết

Sức khỏe con người ngày càng được nâng cao, tuổi thọ tăng cũng đồng nghĩa với nguy cơ đối mặt với bệnh tật càng lớn. Trong số những bệnh hay gặp khi về già (xương khớp, đái tháo đường, tim mạch, thần kinh ngoại vi...) còn một bệnh người cao tuổi hay gặp nhưng thường dễ bỏ qua và không được điều trị đúng vì chẩn đoán nhầm sang bệnh khác, để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đó là thiếu máu chi dưới do bệnh viêm tắc động mạch (ĐM).

Tuổi càng cao, nguy cơ tiềm ẩn càng lớn

Theo các chuyên gia về bệnh mạch máu, chứng viêm tắc ĐM chi dưới xuất hiện ngày càng nhiều trên các bệnh nhân (BN) cao tuổi. Nguyên nhân chính là do xơ vữa ĐM. Xơ vữa ĐM là yếu tố quyết định làm lòng ĐM hẹp lại, gây tắc. Tuổi càng cao là yếu tố thuận lợi để mảng xơ vữa ngày càng phát triển.

Bắt đầu từ tuổi 30, các mảng xơ vữa đã hình thành trong cơ thể và phát triển tùy theo cơ chế mỗi người. Đến tuổi 60 trở đi là thời điểm để các mảng xơ vữa đủ lớn, cũng là lúc tiềm ẩn nguy cơ thiếu máu chi dưới do xơ vữa ĐM. 

Bệnh nhiều nhưng thường phát hiện muộn và dễ chẩn đoán nhầm

TS.BS. Lê Văn Trường, Chủ nhiệm Khoa Chẩn đoán và Can thiệp tim mạch BV TWQĐ 108 cho biết: Khi các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa ĐM trong điều kiện hiện nay ngày càng tăng như rối loạn chuyển hóa mỡ đái tháo đường béo phì hút thuốc lá... thì số người mắc bệnh mạch máu nói chung và động mạch chậu chi dưới nói riêng ngày càng tăng. Lòng mạch bị hẹp dần và tắc hẳn do sự phát triển dầy lên và lan rộng của các mảng vữa xơ. Dòng máu đi xuống chi dưới bị cản trở gây thiếu máu nếu nhẹ thì không có triệu chứng gì, nặng hơn thể hiện bằng triệu chứng đau cách hồi (co cứng đau bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, không thể đi tiếp được; phải dừng, nghỉ 1 lúc mới có thể trở lại bình thường). Hiện tượng đó lặp lại theo thời gian ngắn dần chứng tỏ bệnh đang tiến triển nặng lên. BN đau bàn chân, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ. BN thường mất ngủ mệt mỏiđau chân Da chân tái lạnh, xuất hiện viêm tấy đỏ, sưng tím các đầu ngón chân. Bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm do nhiễm khuẩn hoặc sưng tấy do đau cơ khớp, thậm chí chẩn đoán nhầm sang bệnh gút hoặc đái tháo đường.

TS.BS. Lê Văn Trường cho biết, ngoài các triệu chứng đau khi thấy chân (dù chưa tím) ngẫu nhiên bị loét (hoặc chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày) mà khó liền sẹo, cần nghĩ ngay đến thiếu máu chi dưới. Đau do thiếu máu ĐM chi dưới xuất hiện ở các phần mềm (đầu ngón gan bàn chân, mu bàn chân...) khác với triệu chứng đau khớp là đau ở vị trí các khớp, chỗ nối giữa các khớp xương Nếu thiếu máu trầm trọng sẽ gây đau ngón chân, bàn chân và cẳng chân liên tục, da lạnh, khô và tái. Mức độ đau tăng dần, đi đau, không đi cũng đau, ngồi nghỉ cũng đau. Giai đoạn cuối cùng là hoại tử chi dưới bắt đầu từ các ngón chân và phát triển dần lên trên.

Hậu quả khôn lường

Khi thiếu máu nặng kéo dài không được điều trị đúng thì bệnh diễn biến đến giai đoạn loét và hoại tử tổ chức. 90% bắt đầu từ ngón chân (nhiều ngón cùng lúc hoặc từng ngón một), 10% xuất hiện hoại tử ở mu chân và mắt cá ngoài. Nặng nhất là lở loét có mùi thối (hoại tử ướt) hoặc chuyển sang màu đen và khô (hoại tử khô). Mức độ hoại tử càng nhiều, nguy cơ phải cắt cụt càng cao. Nguy hiểm nhất là tử vong vì nhiễm khuẩn nhiễm độc.

Điều trị viêm tắc ĐM chi dưới bằng can thiệp mạch - ưu điểm vượt trội

Hiện nay, hai phương pháp chính để mở thông ĐM chậu - chi dưới là: nong - đặt stent ĐM chậu - chi dưới qua da bằng ống thông (can thiệp mạch) và phẫu thuật làm cầu nối ĐM. Chỉ định phương pháp can thiệp hay phẫu thuật được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào khả năng của từng trung tâm. Phương pháp can thiệp mạch có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật: thực hiện được cho phần lớn BN bị hẹp tắc ĐM chậu, đùi, khoeo và kể cả các trường hợp bị tổn thương mạch nhỏ ở cẳng chân, bàn chân và khẳng định được ngay kết quả thông mạch trên màn hình; có thể điều trị mở thông tổn thương hẹp tắc ĐM từ 1 lỗ chọc kim cùng bên hoặc bên đối diện; nguy cơ nhiễm khuẩn sau can thiệp thấp vì không phải rạch da; thời gian phục hồi nhanh, nằm viện ngắn, có thể ngồi dậy và đi lại sau 24 giờ can thiệp.

Khi lòng mạch được mở thông, dòng máu được phục hồi, các triệu chứng đau mỏi chân khi đi bộ và đau khi nghỉ do thiếu máu sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn. Các vết loét và hoại tử có cơ hội liền sẹo nhanh. Tuy nhiên, phần hoại tử nặng không thể hồi phục được bắt buộc phải cắt bỏ.

TS. Trường cũng cảnh báo: Mở thông động mạch chậu - chi dưới không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn. Động mạch có thể bị hẹp/tắc trở lại, hoặc phát sinh tổn thương mới. Cần duy trì kết quả điều trị bằng việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị, nhằm hạn chế tái hẹp lòng mạch và điều trị các yếu tố nguy cơ: tăng huyết áp đái tháo đường rối loạn mỡ máu thay đổi chế độ sinh hoạt như bỏ thuốc lá và các chất kích thích kiêng mỡ và phủ tạng động vật, hoạt động thể lực tăng dần theo khả năng. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật