Nắng nóng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, bạn chớ nên chủ quan

Các tác hại của nắng nóng lên cơ thể con người rất đa dạng. Bệnh cảnh biểu hiện từ mức độ rất nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh mặc dù đã được điều trị tích cực.

Các cơ chế thích nghi của cơ thể với nắng nóng

Khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ không thích hợp, đặc biệt là môi trường có nhiệt độ cao, cơ thể sẽ có một số biện pháp điều chỉnh để thích nghi. Thứ nhất là cơ chế Điều hòa thân nhiệt. Thân nhiệt của cơ thể được đảm bảo nhờ sự tương tác giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ sinh ra do chuyển hóa các chất trong cơ thể.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng 10C sẽ kích thích trung tâm thân nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến phản xạ giãn mạch toàn thân và tăng lượng máu dưới da để tăng thải nhiệt và ngược lại. Đáp ứng của hệ thần kinh giao cảm gây giãn mạch có thể làm tăng lượng máu dưới da lên đến 8 lít/phút. Việc tăng lượng máu dưới da làm tăng lượng mồ hôi Nếu môi trường xung quanh không nóng ẩm, việc mồ hôi bay hơi sẽ làm mát thân nhiệt. Ước tính cứ 1.7ml mồ hôi khi bay hơi sẽ mang theo 1Kcal nhiệt và trong môi trường khô; trong 1 giờ mồ hôi có thể làm giảm tới 600 Kcal nhiệt. Việc tăng nhiệt độ trung tâm cũng làm tăng nhịp tim tăng cung lượng tim và tăng nhịp thở. Tăng lượng máu đến dưới da để thải nhiệt làm giảm tưới máu tạng (đặc biệt là ruột non và thận). Việc ra mồ hôi dẫn đến mất nước và mất muối.

Thứ hai là cơ chế Thích nghi khí hậu. Việc thích nghi với khí hậu hoặc môi trường làm viêc nóng ẩm cho phép cơ thể có thể chịu đựng với nhiệt độ và độ ẩm cao đòi hỏi khoảng vài tuần. Việc thích nghi này bao gồm sự thay đổi về chức năng tim mạch, hệ rennin – angiotensin, trục aldosteron, tuyến mồ hôi và thận nhằm tăng tiết mồ hôi tăng mức lọc cầu thận, duy trì lượng nước trong cơ thể để có thể tránh được tình trạng tiêu cơ vân do gắng sức.

Thứ ba là một số pha đáp ứng ngay với tình trạng có nhiệt độ cao bao gồm Đáp ứng pha cấp. Đáp ứng pha cấp đối với nắng nóng nhằm làm mát cơ thể với vai trò của các tế bào nội mạch bạch cầu và các tế bào biểu mô và giai đoạn sau là các tế bào monocytes. Ở giai đoạn này, các cytokine như IL2, IL4, IL6, IL10, TNF… được giải phóng. Trong số đó có các cytokine gây viêm tạo quá trình viêm hệ thống và các cytokine kháng viêm nhằm khống chế và kiểm soát quá trình viêm, hạn chế và sửa chữa các tổn thương của tế bào do nắng nóng.

Tiếp theo là pha Đáp ứng với sốc do nhiệt. Trong pha này, gần như tất cả các tế bào của cơ thể đáp ứng với một tình trạng nhiệt độ cao đột ngột bằng cách sản xuất ra các protein sốc nhiệtprotein stress Các protein này chỉ tăng trong thời gian ngắn để bảo vệ TB trước tác nhân nắng nóng, giúp cho việc điều hòa thân nhiệt, giảm nguy cơ mất nước muối và điều hòa nhịp tim

Một số bệnh thường gặp khi nắng nóng

Bệnh cảnh do nắng nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quị do nắng nóng).

Say nắng nóng: khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hoà thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hoà thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể. Như vậy say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương, có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não 

Đột quị do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 400 C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ co giật và thậm chí có thể hôn mê Đột quỵ do nắng nóng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc kéo dài với môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim… trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng. Đây được gọi là đột quỵ nắng nóng không do gắng sức, thường xảy ra với người già yếu, người có các bệnh mạn tính như bệnh tim phổi… Đột quỵ do nắng nóng cũng xảy ra ở những người phải làm việc với cường độ cao liên tục dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng. Đây được gọi là đột quị nắng nóng do gắng sức. Dựa vào cơ chế sinh bệnh học, đột quỵ do nắng nóng được hiểu là một tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật.

Phòng chống các bệnh do nắng nóng

Mặc dù nguy hiểm, nhưng các bệnh lý do nắng nóng hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản như tránh đi lâu, làm việc kéo dài ngoài trời khi trời nắng to; tránh làm việc lâu khi gần các nguồn nhiệt nóng như lò nung vôi, gốm, lò rèn; mang đủ mũ nón, trang bị bảo hộ lao động cần cho phòng tránh nắng nóng; uống đủ nước (có pha thêm chút muối ăn) khi làm việc trong môi trường nắng nóng; cải thiện môi trường làm việc: thông gió, thông khí đảm bảo; không làm việc hoặc có những hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi ăn uống không đầy đủ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật