Ngày Thế giới Phòng chống Ung thư (4/2): Hãy làm 9 cách dưới đây để phòng bệnh

Ngày 04/02 là ngày Thế giới Phòng chống Ung thư, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra những khuyến cáo cần thiết giúp người dân phòng tránh căn bệnh này.

WHO cho biết ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam với khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm. Hàng năm có khoảng 125.000 trường hợp mới mắc ung thư. Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội và sự phát triển kinh tế đất nước.

Ung thư là vấn đề sức khỏe quan trọng nhất, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Mặc dù rất nhiều nỗ lực về chủ trương chính sách và nghiên cứu phòng chống ung thư đã được thực thi, các kết quả về dự phòng, phát hiện sớm, điều trị không ngừng được cải thiện, nhưng ung thư vẫn là một căn bệnh nguy hiểm chưa thể bị đánh bại, đang thách thức toàn bộ nhân loại.

Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi ung thư gan ung thư dạ dày ung thư đại trực tràng và ung thư vòm họng

Ung thư phổ biến nhất ở nữ giới là ung thư vú ung thư phổi ung thư gan ung thư cổ tử cungung thư dạ dày

Điều đáng nói là rất nhiều (khoảng 71,4%) trường hợp ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn.

Các chuyên gia ung thư cho biết, một số yếu tố nguy cơ gây ung thư liên quan đến hành vi và chế độ ăn bao gồm thói quen hút thuốc lá ở nam giới (45,3%), uống rượu bia ở nam giới (77.3%), chế độ ăn ít rau và trái cây (57.2%), và thiếu hoạt động thể lực (28.1%).

Nhân ngày Thế giới Phòng chống ung thư WHO cam kết góp phần vào việc giảm thiểu số người bị ảnh hưởng bởi ung thư trên toàn thế giới. Người dân có thể tham khảo và cùng chia sẻ thông tin dưới đây để biết cách làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Cách giảm nguy cơ mắc ung thư

Cách giảm nguy cơ mắc ung thư

Về việc điều trị ung thư theo GS.TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc BV K Trung ương, hiện nay có thể chia các phương pháp điều trị ung thư thành 4 nhóm chính, các phương pháp này đã được thử nghiệm, có minh chứng rõ ràng và đã được các trung tâm ung thư trên toàn thế giới áp dụng.

- Điều trị phẫu thuật: Chỉ định cho ung thư giai đoạn khối u khu trú. Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị triệt căn ung thư giai đoạn sớm

- Điều trị xạ trị là sử dụng tia bức xạ ion hóa để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là phương pháp căn bản và thiết yếu để điều trị ung thư, WHO xếp xạ trị là một trong các phương pháp quan trọng nhất để điều trị và kiểm soát ung thư. 50-70% bệnh nhân ung thư có chỉ định xạ trị. Chỉ định xạ trị tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh, type mô bệnh học... Xạ trị có thể tiến hành điều trị đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hóa chất

- Điều trị hoá chất là sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Nghiễm nhiên độc cho tế bào ung thư nhiều hơn độc cho tế bào lành của cơ thể. So với hiệu quả đem lại, các tác dụng phụ do hoá trị là có thể chấp nhận và kiểm soát được. Hoá trị chỉ định chủ yếu cho ung thư giai đoạn di căn, sau đó là vai trò bổ trợ cho ung thư giai đoạn khu trú sau điều trị tại chỗ, có nguy cơ cao tái phát di căn.

- Điều trị nhắm đích (Targeted therapy) là sử dụng các thuốc ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư bằng cách cản trở các phân tử đặc hiệu liên quan đến quá trình sinh ung thư và sự phát triển của khối u Bởi vì các nhà khoa học gọi các phân tử này là phân tử đích (moleculer targets), nên các phương pháp điều trị ngăn cản chúng gọi là điều trị nhắm đích phân tử (moleculerly target therapies). Bao gồm các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody – mab) và các thuốc phân tử nhỏ (small-molecule drugs, inhibitor – ib).

Để đạt hiệu quả điều trị, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tuân thủ nghiêm phác đồ, không tự ý điều trị hoặc bỏ điều trị, không điều trị theo mách bảo, hoặc dùng các bài thuốc không rõ nguồn gốc khiến bệnh trầm trọng thêm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật