Những biến chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính, do vi-rút Dengue (đăng-gơ) gây ra, có quanh năm, tăng về mùa mưa do muỗi là trung gian truyền bệnh.

Sau khi hút máu người này, muỗi cái (chỉ có muỗi cái mới hút máu) có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người khác. Không chỉ vậy, vi-rút có trong tuyến nước bọt của muỗi còn tồn tại 8- 10 ngày sau đó và có thể truyền bệnh khi muỗi đi đốt người.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc sốt xuất huyết và có tới 12 trường hợp đã tử vong Diễn biến sốt xuất huyết có xu hướng phức tạp do vào mùa mưa dịch bệnh thường bùng phát mạnh

 

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Nguyên nhân:

Sốt xuất huyết do vi-rút Dengue gây nên, có 4 chủng.gây bệnh, bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes Aegypti và Aedes albopictus.

Triệu chứng:

Sau khi bị muỗi đốt và truyền vi-rút vào cơ thể từ 6 -7 ngày, bệnh nhân sốt cao đột ngột từ 2 - 7 ngày, kèm theo mệt mỏi chán ăn đau đầu đau sau hốc mắt và dọc theo sống lưng buồn nôn nôn... 

Nổi ban xuất huyết dưới da thường là các chấm nốt xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có thể lan rộng toàn thân, hoặc xuất huyết nội tạng nôn ra máu phân đen gan to.

Có thể xuất hiện hội chứng sốc dengue, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt. Biểu hiện của hội chứng này là vật vã li bì, chân tay lạnh nổi da gà mạch nhanh huyết áp hạ và có thể tử vong. Thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24 giờ.

Biến chứng:

- viêm ganhoại tử tế bào gan cấp tính, là nguyên nhân làm bệnh nhân mệt mỏi rã rời men gan tăng, có thể khiến bệnh nhân tử vong.

- Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch thường kéo dài từ 24 - 48 giờ; gây tràn dịch màng phổi mô kẽ, màng bụng phù nề mi mắt gan to

Xuất huyết nội tạng: có thể thấy ở hệ tiêu hóa phổi, não.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh và không có thuốc điều trị đặc hiệu cho nên khó khống chế được bệnh. Khi bệnh nặng, chỉ có biện pháp hồi sức tổng hợp chung nên có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Bệnh không lây từ người sang người, chỉ lây qua trung gian là muỗi đốt, nhưng việc tiêu diệt hoặc giảm số lượng muỗi cũng như phòng tránh muỗi đốt hiện đang khó thực hiện.

Bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch rất nhanh và có thể trên diện rất rộng, tính chất dịch tễ có nhiều thay đổi: Trước đây bệnh thường gặp ở trẻ em và bùng phát sau 3-5 năm. Nhưng hiện nay, bệnh gặp cả ở người lớn với tỷ lệ gần ngang nhau, có quanh năm, tăng mạnh vào mùa mưa.

Diễn biến lâm sàng rất phức tạp, nhất là ở trẻ nhỏ, trong những ngày đầu của bệnh chưa có nốt xuất huyết dưới da hoặc nốt xuất huyết không đặc hiệu dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Nhiều trường hợp sốt 5-6 ngày rồi đột nhiên chảy máu nội tạng rầm rộ, hủy hoại tế bào gan men gan tăng rất cao, và dễ tử vong ở trẻ nhỏ.

Cách nhận biết ban xuất huyết dưới da

- Ban xuất huyết thường xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu báo trước tại chỗ xuất huyết.

- Mặt da chỗ xuất huyết bằng phẳng, không đau không ngứa (hoặc có thể ngứa nhẹ)

- Ban xuất huyết thường là những chấm nhỏ như đầu gim hoặc to hình thành nốt, ban đầu màu đỏ tím sau thẫm dần thành mầu tím, vài ngày sau nhạt dần và biến mất không để lại dấu tích nào.

Dùng tay căng da, ép miết da xuống vết màu tím này không thay đổi, nếu thay đổi mất đi hoặc nhạt màu thì máu vẫn còn ở trong lòng mạch không phải là xuất huyết.

Những dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm

Bệnh sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, uống dung dịch oresol hoặc truyền dung dịch ringer lactat, glucoza… hạ sốt với Paracetamol không dùng Aspirin để hạ sốt. Theo dõi nếu có dấu hiệu hoặc diễn biến nặng thì nên đưa đi bệnh viện các dấu hiệu đó là:

- Bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu li bì, bứt rứt, vật vã, nôn buồn nôn

- bệnh sốt xuất huyết kèm theo chảy máu chân răng chảy máu cam phân đen hoặc nôn ra máu, tiểu tiện ra máu kinh nguyệt kéo dài hoặc thấy kinh bất thường.

- Các ban xuất huyết dày đặc, cơ thể mệt mỏi rã rời, đau tức hạ sườn phải, xét nghiệm men gan tăng rất cao, khám thấy gan to. 

- Sốt xuất huyết ở trẻ em dưới 1 tuổi thường có biến chứng viêm hủy hoại tế bào gan nặng.

- bệnh sốt xuất huyết ở người suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, bệnh tiểu đường bệnh lao

Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Phòng tránh sốt xuất huyết

Lý do dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh vào mùa mưa là vì thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển nhiều là vật trung gian truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Hiện chưa xác định được mật độ muỗi đủ điều kiện để hình thành nên một đợt dịch

 

- Phòng tránh bệnh chủ yếu là phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, hạn chế các ổ nước tĩnh đọng, các vật dụng chứa nước sinh hoạt có nắp đậy kín… vì môi trường nước là nơi muỗi đẻ trứng và ấu trùng sống…

- Chống muỗi đốt, nằm màn tẩm thuốc co rút vỏ kitin, phun thuốc trong nhà năm 2 lần…

- Trong thời gian có dịch cần tổ chức tiêu diệt bọ gậy muỗi trên diện rộng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật