Những yếu tố di truyền và mức độ nguy hiểm của bệnh sa sút trí tuệ ở người già

Theo nghiên cứu mang tên Mối nguy hiểm của môi trường đối với sức khỏe người cao tuổi, do các chuyên gia ở Trung tâm Khoa học và Môi trường Boston Mỹ thực hiện mới đây cho thấy, do kinh tế phát triển, nạn ô nhiễm môi trường tăng cao mà tỉ lệ người mắc bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng nhiều, nhất là bệnh An-giê-mơ và Pa-kin-sơn.

1. Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu nói trên thì di truyền có vai trò nhất định làm tăng bệnh An-giê-mơ và Pa-kin-sơn nhưng không đáng kể, mà yếu tố chính gây suy giảm thần kinh là phơi ra môi trường ô nhiễm, các độc tố này ảnh hưởng đến não, hệ thống thần kinh con người, thậm chí cả những đứa trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ đã bị ảnh hưởng và tạo ra nhiều căn bệnh mạn tính nan y khác như tiểu đường béo phì tim mạch và hội chứng trao đổi chất.

2. Mức độ nguy hiểm của ô nhiễm môi trường

Những nguyên nhân gây bệnh An-giê-mơ và Pa-kin-sơn do môi trường gây ra phải kể đến các loại hóa chất sau :

- Chì: Nếu phơi ra môi trường ô nhiễm chì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ và nhận thức. Cụ thể, những người cao tuổi nếu sống nhiều trong môi trường ô nhiễm chì thì mức suy giảm nhận thức già hơn tới 15 năm so với nhóm không tiếp xúc với hợp chất này và rủi ro mắc bệnh sa sút trí tuệ là rất lớn.

- Ô nhiễm không khí: Đây là tác nhân gây bệnh rất tiềm ẩn đối với não, phổi tim mũi và mạch máu Bằng chứng, những người dân sống ở các thành phố có không khí ô nhiễm cao thường mắc các loại bệnh nói trên khi còn rất trẻ và viêm nhiễm chính là nguyên nhân làm cho trí nhớ suy giảm khi về già.

Thuốc trừ sâu: Theo nghiên cứu do Hiệp hội An-giê-mơ của Mỹ thực hiện, nếu tiếp xúc với thuốc trừ sâu lâu dài kể cả hàm lượng thấp cũng rất dễ mắc các loại bệnh mạn tính suy giảm trí nhớ sự nhận thức và chú ý của con người. Một nghiên cứu khác do các chuyên gia người Pháp thực hiện mới đây cũng cho thấy những người mắc bệnh nghề nghiệp, tiếp xúc nhiều hóa chất này không chỉ làm tăng bệnh An-giê-mơ, Pa-kin-sơn mà còn mắc cả các loại bệnh nan y như tiểu đường và hội chứng trao đổi chất (MS)

Các yếu tố về ăn uống: Ăn uống cân bằng khoa học có tác dụng rất tích cực đến sức khỏe con người, trong đó có sức khỏe của não, nhưng ngược lại nếu ăn uống thiếu khoa học sẽ để lại những hậu quả xấu.

Ví dụ, những ai lạm dụng quá nhiều mỡ bão hòa, mỡ trans-fat (mỡ dùng đi dùng lại) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cao 2-3 lần so với nhóm người không ăn mỡ này. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu ở loài chuột, theo đó những con chuột được nuôi theo thực đơn mỡ bão hòa thì trí nhớ kém hơn vào cuối đời so với nhóm chuột ăn nhiều mỡ chưa bão hòa tổng hợp.

Ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện, nếu dùng sữa đậu nành cho trẻ hoặc dùng loại mỡ có hàm lượng sắt cao cũng là nguyên nhân gia tăng bệnh An-giê-mơ và Pa-kin-sơn lúc cuối đời. Trong khi đó khẩu phần có hàm lượng các mỡ Ô-mê-ga cao lại giảm được nguy cơ mắc bệnh An-giê-mơ tới 70%. Thực đơn tăng cường trí não tốt phải kể đến cách ăn uống của người dân Địa Trung Hải, chú trọng rau xanh, hoa quả ngũ cốc nguyên chất, cá, lạc, dầu ô liu thực phẩm này còn có tác dụng giảm các bệnh nan y khác như tiểu đường tim mạch và hội chứng trao đổi chất.

- Lười vận động: Theo nhiều nghiên cứu thì lười vận động không chỉ làm gia tăng bệnh não, mà còn mắc nhiều bệnh khác. Riêng ở nhóm người trung cao tuổi nếu duy trì cuộc sống hoạt động, luyện tập thể thao ít nhất 2 lần/tuần có thể giảm được tới 50% nguy cơ mắc bệnh An-giê-mơ và Pa-kin-sơn vào cuối đời.

- Stress: Được xem là những nguyên nhân rất tiềm ẩn làm tăng bệnh viêm nhiễm và quá trình ôxi hóa của cơ thể. đây là những dấu hiệu ban đầu gia tăng bệnh thoái hóa hệ thần kinhcác bệnh tim mạch tiểu đường hội chứng trao đổi chất rối loạn lipit béo phìung thư

3. Một số giải pháp tăng cường sức khỏe não, thần kinh

Do chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nên hiệu quả điều trị chưa cao, bởi vậy việc phòng bệnh đóng một vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang trở nên bức xúc và tỉ lệ lão hóa dân số đang tăng nhanh như hiện nay.

- Ăn uống cân bằng, khoa học: ăn uống thông minh, đủ chất và tránh những thực phẩm không có lợi, chứa nhiều mỡ xấu, đường và muối.

- Tăng cường luyện tập thể thao, duy trì cuộc sống hoạt động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại.

Áp dụng các bài tập cho não thông qua các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như đọc sách báo, chơi cờ, giao tiếp bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động phường hội, câu lạc bộ vv…

- Hạn chế tiếp xúc môi trường độc hại, nhất là độc hại không khí, hóa chất hay độc hại nguồn nước.

- Hạn chế, tránh xa các đồ gây nghiện rượu bia thuốc lá

- Duy trì cuộc sống vui vẻ, lạc quan yêu đời, bỏ xa ý nghĩ hận thù, cay cú hay cực đoan. Sống khỏe, tích cực để làm gương cho con cháu, có lợi cho cả gia đình cộng đồng và làm cho cuộc đời thêm ý nghĩa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật