Phòng bệnh suy hô hấp, suy tim do lây nhiễm Hantavirus từ chuột

Bà con đi rừng, lên nương rẫy thường xuyên phải ăn, uống và ngủ nghỉ tại chỗ… rất có thể nhiễm Hantavirus từ chuột. Ngoài ra, nhiều người có thói quen bắt chuột đồng, chuột cống và các loài gặm nhấm để chế biến làm thức ăn mà không biết đây có thể là nguồn lây bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vậy, Hantavirus lây từ chuột nguy hiểm như thế nào, cách phòng tránh ra sao?

Chuột nào cũng có thể truyền bệnh

Hantavirus từ chuột và loại gặm nhấm lây từ chuột sang người thông qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay bị chuột cắn, qua niêm mạc mắt và miệng, do nước hoặc thức ăn bẩn đã bị nhiễm Hantavirus trước đó nước tiểu kể cả khi chết xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus.. Virut này có trong nước tiểu, phân nước bọt của loài gặm nhấm như chuột nuôi làm cảnh, chuột ở phòng thí nghiệm, chuột đồng, chuột cống... Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy có sự lây truyền Hantavirus từ người sang người.

Biểu hiện khi bị nhiễm hantavirus

Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao 3 - 5 ngày, có khi sốt kéo dài 4 - 6 tuần. Từ khi nhiễm Hantavirus đến khi phát bệnh từ 9 - 35 ngày, nhưng đa số từ 9 - 24 ngày. Bệnh có biểu hiện qua bốn thời kỳ: sốt đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược đau đầu chán ăn buồn nôn có khi nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy…

Cần điều trị kịp thời bệnh suy hô hấp khi nhiễm hantavirus

Cần điều trị kịp thời bệnh suy hô hấp khi nhiễm hantavirus

Ở thời kỳ đầu, khi bệnh nhân bị đau bụng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm ruột thừa hoặc viêm cầu thận có mủ. Có bệnh nhân còn có biểu hiện mặt đỏ hồng như đi tắm biển. Ngoài ra, bệnh nhân còn một số triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên như đau họng ngạt mũi viêm xoang đau tai. Có bệnh nhân có các chấm đỏ nhỏ như sốt xuất huyết Sau đó xuất hiện tràn dịch màng phổi ho viêm cơ tim khó thở tụt huyết áp và có phù phổi

Trường hợp bệnh diễn tiến nặng, nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong (tỉ lệ tử vong từ 6 - 10%) do suy hô hấp suy tim suy thận phải.

Những hội chứng thường gặp

Trên lâm sàng, ở người nhiễm Hantavirus có thể gặp 2 nhóm hội chứng:

Hội chứng về thận kèm sốt xuất huyết:

Bắt đầu bằng các dấu hiệu tương tự như cảm cúm trong vòng từ 3 - 6 ngày mệt mỏi cực độ, sốt đau nhức các bắp thịt. Đôi khi có thể nhức đầu chóng mặt đau bụngnôn mửa Sau đó thận bị tổn thương suy thận nổi các nốt đỏ ở da chảy máu cam và tiểu có máu. Kết quả xét nghiệm máu có tăng số tế bào bạch cầu (thrombocytes).

Hội chứng về phổi:

Bắt đầu như cảm cúm kéo theo một thời gian thở khó cấp tính, thở ngắn và ho. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 50%.

Cần đến cơ sở y tế khi nghi ngờ

Trước đó mà có tiếp xúc với nguồn lây bệnh, khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện để được khám và điều trị. Nếu nhiễm Hantavirus bệnh nhân dễ bị mắc hội chứng phổi và cần chú ý phải theo dõi chặt chẽ để phòng các biến chứng chung và cần phải điều trị ngay như: Bội nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm cần phải dùng thuốc kháng sinh; Trường hợp mất nước nhiều cần phải truyền dịch nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các biện pháp dự phòng

Để phòng ngừa lây nhiễm  Hantanvirut từ chuột bà con cần tránh xa nguồn lây bằng cách giữ nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp để đừng thu hút chuột bọ và các loài gặm nhấm. Bịt hết các hang hốc, lỗ hổng trong vách nơi chuột có thể vào được.

Dùng bẫy để bắt giết chuột. Vệ sinh phòng bệnh bằng cách ngủ màn, tránh tiếp xúc với động vật gặm nhấm. Loại trừ và không để các loài gặm nhấm xâm nhập vào nhà. Tất cả thức ăn trong gia đình nhất là thức ăn thừa cần cất và đậy không cho loài gặm nhấm xâm phạm. Những nơi có Hantanvirus lưu hành người dân không không quét và hút bụi ở nơi có chuột mà nên dùng khăn tẩm hóa chất để lau. Hạn chế tới mức tối thiểu việc tiếp xúc với các loài gặm nhấm hoang dại và các chất thải của chúng.

Cần đánh bẫy loài gặm nhấm với những biện pháp thích hợp. Không nên dùng phương pháp bẫy sống để tránh lây nhiễm Hantanvirus. Khi tiếp xúc nhớ mang găng tay để hạn chế mầm bệnh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật