Thuốc điều trị loét dạ dày hiệu quả bác sĩ nào cũng kê

Thuốc điều trị loét dạ dày hiệu quả là gì? Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. Dưới đây là những nhóm thuốc điều trị loét dạ dày bạn nên tham khảo và áp dụng.

Thuốc điều trị loét dạ dày

Vì sao mắc bệnh?

Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho bệnh loét dạ dày nhưng người ta thấy có một số yếu tố như di truyền các sang chấn tâm lý và áp lực công việc sự rối loạn vận động dạ dày - ruột các yếu tố môi trường như thức ăn thuốc lá và các thuốc giảm đau chống viêm như aspirin corticoid các thuốc giảm đau không steroid

Thuốc điều trị loét dạ dày hiệu quả

Thuốc điều trị loét dạ dày hiệu quả giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng

Bệnh biểu hiện với triệu chứng đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất đau từng đợt, kéo dài 2 - 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau thì tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi. Bệnh được chẩn đoán khi có kết quả của nội soi dạ dày Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.

Nếu không được điều trị đúng, các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu thủng hẹp môn vị loét ung thư hoá - tỷ lệ ung thư hoá thấp 5 - 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm, hiện nay, người ta thấy rằng viêm hang vị mạn tính thể teo thường đưa đến ung thư hoá nhiều hơn (30%) còn loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá.

Thuốc điều trị đau dạ dày

Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng.

Nhóm kháng cholin (anticholinergic): Nhóm thuốc này từ lâu đã được dùng trong điều trị các loét tiến triển. Tác dụng của chúng là ức chế hoạt động của dây thần kinh số X làm giảm co thắt dạ dày, giảm tiết acid qua tác dụng trực tiếp lên tế bào thành và gián tiếp kìm hãm sản xuất gastrin.

Nhóm thuốc kháng acid (antacid): Các thuốc này có tác dụng tương tác với HCl tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu do đó làm tăng pH dạ dày hạn chế khả năng hoạt động của pepsin Cho đến nay có nhiều loại thuốc antacid dùng để chữa loét tiêu hoá; một thuốc antacid được gọi là lý tưởng phải mạnh để trung hoà acid dạ dày, rẻ tiền, dễ uống, ít hấp thu vào máu từ đường dạ dày ruột, đồng thời ít tác dụng phụ. Hiện tại trên thị trường có các chế phẩm như gastrofulgit, noigel.

Thuốc điều trị loét dạ dày

Kháng sinh diệt HP: kháng sinh hay sử dụng là amoxicilline, nhóm imidazole, clarithromycin

Các thuốc kháng thụ thể H2 của histamin trên tế bào thành: Các thuốc này gọi là thuốc chống H2 vì có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày chọn lọc các thụ thể H2 ở màng đáy bên của tế bào thành. Do đó, nó không chỉ ức chế sau khi kích thích bằng histamin mà còn cả sau kích thích bằng gastrin hoặc acetylcholin. Liều lượng nhằm làm giảm tiết acid tương đương hiệu quả của cắt dây X. Có nhiều thế hệ thuốc của nhóm này như cimetidin Ranitidin nizatidin, famotidin.

Thuốc ức chế bơm proton: Năm 1973, Gauses và cộng sự đã chứng minh sự hiện diện của men H+ K+ ATPase ở vòi bơm proton của tế bào thành có vai trò quan trọng trong sự tiết acid ở giai đoạn cuối cùng. Các thuốc ức chế bơm proton (PPI = Proton Pump Inhibitor) lần lượt ra đời đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh loét. Hiện đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Các thuốc băng se và bảo vệ niêm mạc: đó là sucralfat và bismuth dạng keo.

Nhóm thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày: Dùng các thuốc tương tự prostaglandin (PG) đặc biệt là PGE1 và PGE2. PG được chứng minh trong lâm sàng có hiệu quả trong điều trị viêm loét tiêu hoá, chúng làm giảm bài tiết acid dạ dày và kích thích, đồng thời làm tăng sức đề kháng niêm mạc đối với tổn thương mô.

Kháng sinh diệt HP: kháng sinh hay sử dụng là amoxicilline, nhóm imidazole Clarithromycin

Trên đây là những nhóm thuốc cơ bản hiện nay dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên phải tuỳ theo từng trường hợp cụ thể về bệnh cảnh lâm sàng, đặc điểm và mức độ tổn thương (thường đánh giá trên nội soi), điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định dùng phác đồ điều trị hợp lý.

Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì sự chủ động bệnh nhân trong việc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguyên nhân như các chất kích thích các sang chấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lýlà một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật