Thuốc điều trị viêm họng cấp ở trẻ em, bạn đã biết chưa?
Khi viêm họng, không nên tự ý dùng kháng sinh
Tại sao chúng ta hay bị viêm họng khi giao mùa? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Tại sao trẻ em hay bị viêm họng cấp?
Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Vì vậy có thể nói là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virut và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, sốt cao 39-40oC, kèm theo là nuốt đau rát họng khàn tiếng có thể kèm theo các triệu chứng khác như: chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan trẻ mệt mỏi môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Với trẻ còn bú viêm họng thường kèm theo bú ít hoặc bỏ bú, há miệng khi ngủ, khó chịu và quấy khóc. Với trẻ lớn hơn thường kêu đau vùng họng chán ăn nên dễ làm cho cha mẹ nhầm tưởng với một số bệnh răng miệng…
Các thuốc và những lưu ý khi sử dụng
Những trường hợp viêm họng hầu hết có thể điều trị bằng cách súc miệng với nước muối. Rất ít trường hợp phải dùng đến kháng sinh, trừ khi viêm họng nặng. Vì vậy, đừng tự tiện dùng kháng sinh khi viêm họng kẻo nhờn thuốc và gây hậu quả không tốt.
Với trẻ dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38°C thì cần nhanh chóng cho trẻ đi khám, tránh tự ý điều trị, vì trẻ sốt cao rất dễ dẫn đến co giật Cần cho trẻ uống đúng thuốc đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Chỉ dùng kháng sinh khi viêm họng do vi khuẩn (theo chỉ định của bác sĩ). Có thể dùng xông họng khí dung bằng các loại kháng sinh, kháng viêm. Các loại kháng sinh hay dùng là: rovamycin, loại này rất tốt nhưng không phòng được thấp tim
Vì vậy, người ta hay dùng nhóm benzylpenicilin như amoxicillin augmentin. Vì các loại này có thể tiêu diệt được vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A. Đó là kháng sinh hiện nay khá phổ biến và có tác dụng tốt. Với viêm họng mạn tính, súc họng bằng các dung dịch kiềm. Một số trường hợp có thể đốt hạt ở họng bằng muối bạc (NO3Ag), axit chromic, đốt điện, lazer CO2 hoặc nitơ bạc.
Với viêm họng do virut, không cần dùng thuốc kháng sinh, mà nên sử dụng các nhóm thuốc sau: Nhóm hạ nhiệt như efferalgan paracetamol aspegic... chỉ dùng khi nhiệt độ trên 38oC và sau 4-6 giờ mới dùng lại; Nhóm giảm ho như atussin siro phenergan ho bổ phế, theralen...; Nhóm làm cho độ pH ở họng ổn định, giảm ngứa, giảm rát như rhinathiol viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc phun như locatiotal...; Nhóm thuốc súc họng bằng các dung dịch kiềm như: nước muối sinh lý ; Nhóm giảm phù nề chống viêm, tan đờm như: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval...
Các thuốc chống viêm nhóm glucocorticoid như dexamethason prednisolon đã được chứng minh là có tác dụng tốt với nhiều bệnh lý có viêm đường hô hấp ở trẻ em như hen phế quản viêm tiểu phế quản Tuy nhiên, tác dụng của các thuốc này trong viêm họng cấp vẫn là một đề tài còn nhiều tranh cãi. Hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh glucocorticoid khi dùng phối hợp với kháng sinh giúp giảm triệu chứng đau họng nhanh và mạnh hơn rõ rệt so với giả dược. Vì thế, glucocorticoid đã được sử dụng khá rộng rãi để điều trị triệu chứng đau họng trong viêm họng cấp ở trẻ em, nhất là trường hợp viêm họng cấp do liên cầu. Các loại glucocorticoid như dexamethason betamethason được ưa dùng hơn so với prednisolon hoặc methylprednisolon do
ít gây phù và giữ nước hơn, đường uống được ưa dùng hơn đường tiêm do hiệu quả tương đương mà không gây đau và ít nguy cơ hơn cho trẻ. Tuy nhiên, glucocorticoid chỉ giúp giảm nhanh triệu chứng sưng đau họng, không giúp chữa khỏi bệnh hoặc rút ngắn thời gian bị bệnh, do đó, chúng không thể thay thế được kháng sinh hoặc các thuốc kháng virut và chỉ nên sử dụng trong trường hợp có sưng đau họng mức độ vừa và nặng. Để hạn chế tác dụng phụ, thuốc nên dùng với liều thấp và trong một thời gian ngắn (từ 3-5 ngày), uống 1 lần trong ngày vào buổi sáng, sau khi trẻ đã ăn no.
Cuối cùng là nhóm sinh tố nâng cao thể trạng như vitamin C… Mặc dù vậy, trước khi cho trẻ dùng thuốc, các bậc cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được khám và chỉ dẫn dùng thuốc cho đúng.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:01 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:06 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:01 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:04 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:02 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023