Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản ở trẻ gia tăng trong mùa hè dùng thuốc thế nào?
Bài thuốc phòng trị viêm phế quản mùa thu - đông
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu quả
Viêm tiểu phế quản (VTPQ)
Nguyên nhân gây VTPQ có thể do virut vi khuẩn hoặc cảm lạnh thông thường, nhưng phần lớn là do virut mà đứng hàng đầu là virut hợp bào hô hấp thâm nhập vào hệ thống hô hấp và đến các tiểu phế quản (ống nhỏ nhất của đường hô hấp từ phân nhánh ra khỏi hai ống thở chính (phế quản) trong phổi).
Trong tiết trời nóng nực, trẻ ở trong phòng lạnh rồi lại đi ra ngoài trời nhiệt độ thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh VTPQ phát sinh.
Trẻ bị VTPQ thường ho chảy nước mũi trong, sốt nhịp thở nhanh xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm, thở rên... Biến chứng thường gặp của VTPQ là suy hô hấp viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm) xẹp phổi viêm tai giữa Bệnh có thể sẽ nặng, nhiều biến chứng và tử vong cũng cao hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim phổi suy giảm miễn dịch
Việc quan trọng trong điều trị VTPQ cho trẻ là cần giải phóng chất nhầy để làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Đối với các thể VTPQ thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin bricanyl salbutamol, kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung hút đờm Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ.
Lưu ý: thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp VTPQ do virut gây nên. Chỉ sử dụng kháng sinh (benzyl penicillin amoxycilin hoặc các kháng sinh khác) khi có biểu hiện bội nhiễm. Đồng thời, nếu bé sốt cao trên 38oC thì có thể cho uống acetaminophen (paracetamol) hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau
Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể. Tùy diễn biến bệnh để tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác, khi các biện pháp trên không hiệu quả.
Viêm phế quản
Viêm phế quản (dân gian còn gọi là sưng cuống phổi) là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, căn bệnh này rất dễ trở thành mạn tính. Trẻ bị viêm phế quản (VPQ) có thể do thời tiết (quá nóng hoặc quá lạnh) nhiễm trùng đường hô hấp. VPQ sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại.
Trẻ xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng, có cảm giác đau rát cổ họng và xuất hiện đờm màu xanh, xám hoặc hơi vàng. Trẻ sẽ có cảm giác đau ngực sốt nhẹ và mệt mỏi Nếu không được điều trị tích cực thì tác nhân gây VPQ có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi
Nguyên tắc điều trị VPQ là phải giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Loại thuốc cần thiết là thuốc làm loãng và long đờm (acetylcystein, carbocystein bromhexin ambroxol, eprazinon...) và trẻ sẽ phải được cho uống nhiều nước.
Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đờm ra khỏi cơ thể thì dễ đưa đến nghẹt đờm, cần phải đưa bé đi tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc đi hút đờm nhớt. Không nên vội vàng cho trẻ dùng thuốc trị ho, thuốc ức chế ho bởi ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các dị vật và đờm ra ngoài. Việc này sẽ giúp đường thở của trẻ hoạt động tốt hơn.
Không nhất thiết phải dùng kháng sinh trong điều trị VPQ, chỉ dùng khi có bằng chứng là do vi khuẩn gây nên. Theo dõi đề phòng VPQ có bội nhiễm trẻ sẽ sốt cao, khi đó sẽ dùng kháng sinh trị nhiễm khuẩn (nhóm beta lactam, cephalosporin...) và các thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen...) khi trẻ sốt trên 38oC.
Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ hết sốt, đỡ khó thở rồi khỏi. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc cẩn thận để tránh tái phát bệnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:05 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:09 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:06 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:04 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:02 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023