Bệnh nấm miệng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Nấm miệng là bệnh gì?

Nấm miệng hay còn gọi là nấm candida ở miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng không dễ lây và có thể trị khỏi bằng thuốc kháng nấm Đây là tình trạng nhiễm nấm candida albicans phát triển vượt mức kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida là một sinh vật bình thường trong miệng, đôi khi phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.

Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng

Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm ở miệng

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng thường thấy của nấm miệng là:

- Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi má trong đôi khi trên vòm miệng nướu răngamidan

- Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát

- Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt

- Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào

- Khóe miệng nứt và đỏ(đặc biệt là ở những người đeo răng giả)

- Cảm giác như có bông trong miệng

- mất vị giác

Người bệnh có thể bị mất vị giác khi mắc nấm miệng

Người bệnh có thể bị mất vị giác khí mắc nấm miệng

Nguyên nhân gây ra nấm miệng

Thông thường, hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm lấn có hại như virus vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và xấu sống trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các cơ chế bảo vệ không hiệu quả, làm tăng số lượng nấm candida và làm lây nhiễm nấm miệng.

Những bệnh và tình trạng sau có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng nấm miệng:

HIV/AIDS. Virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) – virus gây ra bệnh AIDS, gây thiệt hại hoặc phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch, làm cho bạn dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà bình thường cơ thể sẽ chống lại. 

Ung thư. Nếu bạn bị ung thư thì hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu do bệnh tật và phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị Cả bệnh và phương pháp điều trị đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng candida như nấm miệng

Đái tháo đường. Nếu bạn bị tiểu đường mà không điều trị hoặc có bệnh không được kiểm soát tốt, nước bọt của bạn có thể chứa một lượng lớn đường, từ đó hỗ trợ sự phát triển của nấm Candida

Nhiễm trùng nấm men âm đạo. Bệnh nhiễm trùng nấm men âm đạo là do cùng một loại nấm gây nên bệnh nấm miệng Mặc dù nhiễm nấm không nguy hiểm nhưng nếu bạn đang mang thai thì bạn có thể lây nhiễm các loại nấm cho bé trong khi sinh. Kết quả là, bệnh nẫm miệng dễ dàng xuất hiện ở trẻ sơ sinhtrẻ em

Vệ sinh răng miệng hạn chế bệnh nấm miệng

Vệ sinh răng miệng hạn chế bệnh nấm miệng

Điều trị bệnh nấm miệng

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Bạn hãy đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày

- Không lạm dụng các loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt. Bạn hãy sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn một lần hoặc hai lần một ngày để giúp giữ cho răng và nướu khỏe mạnh

- Gặp nha sĩ thường xuyên. Đặc biệt là nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc đeo răng giả;
Hạn chế lượng đường và các chất men có trong thức ăn. 

- Bỏ thuốc lá. Hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn phương pháp giúp bạn bỏ thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật