Chứng mất ngủ - Dùng thuốc như thế nào cho hiệu quả?

Mất ngủ là một triệu chứng rất thường gặp không chỉ ở những người có tuổi mà ngay ở những người trẻ tuổi cũng thường than phiền về tình trạng này.

Có rất nhiều loại dùng khi mất ngủ song điều quan trọng là phải dùng các thuốc này thế nào cho đúng mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Vì sao lại mất ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ như: thất bại trong cuộc sống và công việc, bị sang chấn tâm lý (người thân bị nạn, bị bệnh gia đình có chuyện chẳng lành, con cái hư hỏng, vợ chồng không hạnh phúc), lạm dụng chất kích thích làm việc quá nhiều, sử dụng thời gian làm việc không hợp lý, bị bệnh tật stress

Vì vậy, có nhiều người không có bệnh gì nhưng vẫn bị rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện: giấc ngủ nông, muốn ngủ mà không ngủ được, hay có ác mộng tỉnh dậy nửa đêm (giữa giấc) rồi không ngủ lại được. Sáng dậy rất mệt mỏi không muốn dậy nhưng cũng không ngủ được...; ăn không ngon, bị rối loạn tiêu hóa (không tiêu, bụng trướng, đi đại tiện táo bón hoặc lỏng); cơ thể gầy sút, nôn khan; suy giảm tình dục; trí nhớ giảm (làm trước quên sau)... Nếu bị mất ngủ nặng, tính tình thay đổi (hay cáu gắt, bực tức, lo âu, bồn chồn).

Thuốc nào trị mất ngủ?

Các loại thuốc dùng trị mất ngủ hiện nay gồm:

Các thuốc nhóm benzodiazepam: Benzodiazepine là một chất đồng vận của acid gama aminobutyric (GABA) ở não (GABA là một chất trung gian thần kinh loại ức chế ở thần kinh trung ương. GABA gắn kết vào một bơm clo ở màng tế bào thần kinh, kích thích mở bơm để clo đi vào trong tế bào Khi clo đi vào trong tế bào quá trình ức chế xảy ra). Sau những nghiên cứu phân tích điện sinh lý người ta thấy benzodiazepine làm tăng khả năng hoạt động của bơm trên hệ thần kinh gắn GABA. Chính điều này đã làm cho benzodiazepine có tác dụng an thần, gây ngủ, gây mê, giãn cơ và chống co giật Trên phương diện tác dụng gây ngủ, benzodiazepin có tác dụng rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ, giảm thời lượng giấc ngủ nông, tăng thời lượng giấc ngủ sâu... dùng trong điều trị mất ngủ kéo dài, đặc biệt là ở những đối tượng có hội chứng lo âu hội chứng cai co giật cơ... Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc ngủ benzodiazepine như một thứ thuốc thường quy trong đơn thuốc để trị bệnh này. Một số thuốc trong nhóm như seduxen, lesomin, timeta...

Nhóm phenobarbital (gardenal): Đây cũng là thuốc được sử dụng trong điều trị mất ngủ Không được dùng phenobarbital lâu ngày vì có thể gây lệ thuộc thuốc Không dùng cho người mang thai (vì nguy cơ dị tật ở trẻ nhỏ) phụ nữ cho con bú (vì thuốc qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ bú mẹ). Khi dùng thuốc này cần chú ý, phenobarbital có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai theo đường uống, khi được dùng đồng thời, do làm tăng chuyển hóa thuốc ở gan Vì vậy, cần áp dụng biện pháp tránh thai khác (nên chọn biện pháp cơ học). Khi dùng phenobarbital đồng thời với kháng sinh doxycyclin sẽ làm giảm nồng độ của thuốc kháng sinh trên nên khi dùng cần lưu ý. Đối với người đang dùng corticoid trị bệnh (nhất là với người cao tuổi hay dùng thuốc này trị bệnh về khớp) cần chú ý, do phenobarbital làm giảm tác dụng của các corticoid nên người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về những thuốc mình đã và đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc về những tương tác bất lợi này.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc không kê đơn như:

Kháng histamin:  Thuốc dùng chủ yếu trong điều trị bệnh về dị ứng nhưng lại có tác dụng phụ gây ngủ. Người ta lợi dụng tác dụng phụ này trong điều trị một số tình trạng mất ngủ Tuy nhiên, thuốc có thể gây táo bón khô miệng nhìn mờ.

Melatonine: Đây là một hormon do tuyến yên tiết ra vào ban đêm theo nhịp ngày đêm và sự tiết hormon này được cho là duy trì nhịp thức ngủ bình thường của con người. Sự tiết melatonin của cơ thể giảm dần khi tuổi càng cao. Việc sử dụng melatonin chỉ tác dụng với bệnh nhân có rối loạn về nhịp thức ngủ.

Thuốc đông y thuốc có nguồn gốc thảo dược: Một số thuốc có nguồn gốc thảo dược như rotunda (được chiết xuất từ củ bình vôi) cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Trường hợp phải dùng đến thuốc đông y tùy theo thực chứng hay hư chứng sẽ có bài thuốc, dạng thuốc sử dụng thích hợp. Các vị thuốc có tác dụng an thần thông thường trong đông y như: táo sen bá tử nhân viễn chí hạt sen tâm sen chu sa, thần sa... sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Khi sử dụng phải do thầy thuốc kê đơn và hướng dẫn cách sử dụng sắc, uống.... Người bệnh cần tuân thủ mới đạt hiệu quả chữa bệnh và tránh những bất lợi cho người bệnh do thuốc gây ra.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để ứng phó với các tình trạng mất ngủ, trước hết cần hạn chế stress tâm lý; giữ thăng bằng, điều tiết cơ thể: ăn, ngủ, nghỉ hợp lý và đến với bác sĩ (đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa tâm thần) để được tư vấn, dùng thuốc điều trị thích hợp.

Đối với các thuốc nhóm benzodiazepam, phenobarbital được quản lý chặt chẽ nên bệnh nhân khó có thể mua được để tự ý dùng. Tuy nhiên, các thuốc không kê đơn, thuốc có nguồn gốc Đông y thì lại rất phong phú trên thị trường, dễ mua, dễ sử dụng... nên phải rất chú ý, đề phòng các tai biến, tác dụng phụ của thuốc... Tốt nhất người bệnh không nên tự ý mua sử dụng hay lạm dụng các loại thuốc trị mất ngủ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật