Lưu ý những thói quen sống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch

Những thói quen sống hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, bạn cần lưu ý hơn và có những điều chỉnh cần thiết nếu muốn cơ thể khỏe mạnh hơn trước những căn bệnh không mong muốn.

Cơ thể ít vận động – có hại

Ngồi cả ngày không chỉ khiến bạn uể oải, chậm chạp mà còn ảnh hưởng đến cả hệ miễn dịch nữa. Những người ít tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người luyện tập hàng ngày. Sự trì trệ sẽ trực tiếp làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và có thể ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của bạn  hay dẫn đến bệnh béo phì và một số căn bệnh khác.

Tập thể dục trong vòng 20 phút, 3 lần/tuần là một cách đơn giản để tăng cường chức năng của hệ miễn dịch Đi bộ nhanh 5 ngày/tuần sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ tăng lượng bạch cầu trong máu và tăng cường chức năng tấn công lại vi khuẩn của hệ miễn dịch đồng thời làm gia tăng các hooc môn tự nhiên giúp bạn khoẻ khắn và ngủ tốt hơn.

Thừa cân – có hại

Việc thừa cân sẽ khiến cho bạn có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường ung thư hay các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, những tế bào chất béo dư thừa sẽ ảnh hưởng không tốt lên hệ miễn dịch. Lượng tế bào chất béo dư thừa sẽ làm chậm quá trình đào thải các chất gây viêm có trong cơ thể, dẫn đến chứng viêm kinh niên.

Ăn thực phẩm có hàm lượng đường và chất béo cao – có hại

Hấp thụ nhiều loại thức ăn này sẽ làm suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại của hệ miễn dịch. Chỉ 75-100 gr đường được tiêu thụ sẽ làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn của các tế bào bạch cầu. 

Sống khép kín với bên ngoài – có hại. Có nhiều mối quan hệ xã hội thực sự quan trọng đối với sức khoẻ về mặt vật chất lẫn tinh thần của bạn và cụ thể là hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người có bạn bè (một vài người bạn thân hay một nhóm bạn) thì sở hữu một hệ miễn dịch khoẻ mạnh hơn những người luôn sống cô đơ

Thói quen sống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch

Thói quen sống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch

Tránh căng thẳng, stress – có lợi

Trên thực tế, những cơn stress ngắn có thể tăng cường hệ miễn dịch và cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hooc-môn cortisol để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, bị stress lâu dài lại gây ra ảnh hưởng ngược lại. Cơ thể bạn sẽ dễ bị mắc bệnh hơn, từ cảm lạnh thông thường cho đến các căn bệnh nghiêm trọng khác.

Thư giãn, giảm các cơn stress sẽ giúp giảm các hooc môn cortisol, đồng thời giúp bạn ngủ tốt hơn và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Ngồi thiền cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch một nghiên cứu cho thấy ngồi thiền đều đặn trong 8 tuần giúp cơ thể sản sinh nhiều kháng

Cười nhiều – có lợi

Cười sẽ giúp bạn giảm stress đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật. Trong một nghiên cứu, một nhóm những người đàn ông đã được cho xem 1 đoạn clip hài hước đã giảm được những cơn stress trong khi đó các endorphin và hooc môn tăng trưởng trong cơ thể đều tăng lên. Cả endorphins và hooc môn tăng trưởng đều có lợi cho hệ miễn dịch

Cung cấp một thực đơn với đầy đủ chất chống oxy hoá – có lợi

Một chế độ ăn đầy đủ chất chống oxy hoá và dinh dưỡng sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cơ thể bạn sẽ sản sinh ra các phân tử tự do để tiêu huỷ các tế bào trong cơ thể. Chất chống oxy hoá sẽ trung hoà các phân tử tự do đó vì vậy không gây nên bất kì thương tổn nào.

Những chất chống oxy hoá đứng đầu bảng là vitamin C và E, ngoài ra còn có beta-carotene và kẽm. Những loại hoa quảrau xanh chứa các chất chống oxy hoá trên như: quả mọng cam quýt kiwi táo nho hành cải bó xôi khoai langcà rốt Ngoài ra súp gà cũng là một món ăn tốt khi bị cảm cúm

Ngủ đủ giấc – có lợi

Sự mệt mỏithiếu ngủ sẽ làm bạn dễ mắc bệnh hơn. Giống như stress mất ngủ sẽ làm tăng khả năng viêm nhiễm của cơ thể vì nó làm tăng các hooc môn cortisol. Một giấc ngủ 7-9 tiếng một ngày là rất cần thiết để có một sức khoẻ tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật