Mối liên kết giữa cao huyết áp, dinh dưỡng và bệnh mãn tính

Tiểu đường, rối loạn mỡ máu và cao huyết áp là ba bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống sinh hoạt và rèn luyện thể dục.

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh cao huyết áp là phải phối hợp việc thay đổi lối sống và các thuốc có tác dụng hạ huyết áp đê kiểm soát huyết áp mục tiêu ở mức dưới 140/90mmHg. Những bệnh nhân có kết hợp tiểu đường hoặc suy tim suy thận phải kiểm soát huyết áp với huyết áp mục tiêu thấp hơn 130/85mmHg. Tuy nhiên, mục tiêu này ít khi đạt được nhất là ở các bệnh nhân ngoại trú hoặc tự điều trị.

Tiểu đường rối loạn mỡ máucao huyết áp là ba bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống sinh hoạt và rèn luyện thể dục. Chúng cũng thường ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, khó phân biệt bệnh nào có trước và là nguyên nhân sinh ra bệnh nào.

1. Chế độ ăn uống và rèn luyện thể dục:

Góp phần cùng với thuốc kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu hoặc chấp nhận, để dự phòng các tai biến do cao huyết áp.

+ Chế độ ăn giảm muối (ăn nhạt): Có tác dụng làm giảm huyết áp.

Muối ăn (NaCl), hòa tan trong nước tạo i-on  Na+ và Cl-, ion Na+ là thành phần chủ yếu tạo áp lực thẩm thấu trong máu, khi áp lực thẩm thấu ở trong máu tăng sẽ hút nước từ khoảng gian bào vào lòng mạch làm tăng thể tích tuần hoàn.

Cơ thể con người có hệ thống điều tiết nồng độ Na+ trong máu và áp lực thẩm thấu thông qua các thụ thể thẩm thấu, các thụ thể thể tích, hooc môn Aldosterol và yếu tố ADH. Một chế độ ăn thường xuyên dư thừa muối (ăn mặn) kéo dài sẽ làm trơ hóa hệ thống này, cơ thể chấp nhận nhiều lúc nồng độ Na+ cao hơn bình thường dẫn đến áp lực thẩm thấu cao hút nước vào lòng mạch gây tăng tương đối thể tích tuần hoàn từ đó làm tăng huyết áp

Bình thường trong chế độ ăn uống hàng ngày, lượng muối clorua natri cung cấp thường cao gấp đôi nhu cầu, vì vậy việc áp dụng ăn giảm muối không gây hiện tượng giảm Na+ trong máu, mà nó có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Bệnh nhân cao huyết áp nên duy trì lượng muối ăn hàng ngày không quá 5 gam (Phải tính cả lượng muối có sẵn trong thực phẩm), bệnh nhân cao huyết áp kèm theo suy tim áp dụng chế độ ăn nhạt hơn nữa, chế độ ăn giảm muối (ăn nhạt) có tác dụng giảm huyết áp.

+ Chế độ ăn giàu cholesterol uống nhiều bia rượu hút thuốc lá: Làm tăng huyết áp.

Thực phẩm giàu cholesterol uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá  là yếu tố nguy cơ hàng đầu của rối loạn mỡ máu xơ mỡ động mạch và dẫn đến tăng huyết áp.

+ Chế độ ăn tăng cường yếu tố bảo vệ bệnh nhân tăng huyết áp.

- thực phẩm giàu K như: cà chua khoai lang nho các loại đậu chuối khoai tâynước ép cà chua nước bưởi, dưa leo (chuột), nho, táo… giúp làm giảm cao huyết áp và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.

- Những thực phẩm có tính chất an thần, lợi tiểu nhẹ như: rau cải cà chua bầu bí, khóm, mía cam khoai lang khoai tây khoai môn đậu xanh đậu đen có thể làm hạ huyết áp

+ Tập luyện thể dục: Có tác dụng ổn định và hạ huyết áp.

Tập luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những phương pháp chữa bệnh bệnh tăng huyết áp không dùng thuốc Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa động mạch làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ và giảm sức cản máu ngoại biên, và kết quả là giảm huyết áp.

Tuỳ theo tình trạng sức khỏe có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, hay tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Nguyên tắc tập luyện chung là thường xuyên, liên tục và nâng dần tốc độ hoặc thời gian tập. Khi có biểu hiện suy tim thì chống chỉ định hoàn toàn với tập luyện, bệnh nhân chỉ đi dạo, hít thở không khí trong lành.

2. Một số bệnh mãn tính bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống:

Ngoài bệnh cao huyết áp, rối loạn mỡ máu là những bệnh liên quan rất nhiều đến  ăn uống thì một số bệnh mãn tính khác cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, hoặc đòi hỏi một chế độ ăn uống riêng:

- Bệnh gút béo phì thừa cân

- Bệnh đái tháo đường

- viêm loét dạ dày tá tràng,

- Xơ gan viêm gan mãn tính, suy thận mạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật