Nếu bạn hay người thân bị tiểu đường hãy tham khảo cách lựa chọn thực phẩm dưới đây nhé!

Cần chú ý đến hàm lượng gluxit, tinh bột, chất đạm, chất béo...

1. Phân loại thực phẩm

Để dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

a. Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%:

Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại: thịt, cá đậu phụ sữa béo không đường hầu hết các loại rau xanh và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở dưa hấu nho ta, nhót chín, củ đậu, thanh long, bưởi, mận.... Có thể sử dụng không hạn chế.

b. Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%:

Nên ăn hạn chế, 1 tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải, gồm một số hoa quả tương đối ngọt như: quýt, táo, vú sữa, na hồng xiêm xoài chín sữa đậu nành các loại đậu quả (đậu vàng đậu hà lan )

c. Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%:

Cần kiêng hay hạn chế tối đa loại chế biến sẵn như: đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt; các loại trái cây ngọt nhiều như: chuối mít, vải, nhãn... vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết nhất thời

Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt (ngũ cốc) và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao. Đảm bảo tỉ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

2. Sự lưạ chọn:

- Đối với thức ăn chứa tinh bột:

Có 2 loại gluxit đó là: Các mono và disaccrid hấp thu nhanh và gluxit phức hợp hấp thu chậm qua đường tiêu hóa Bệnh nhân đái tháo đường phải kiêng hoặc hạn chế những loại hấp thu nhanh để nhường chỗ cho các loại hấp thu chậm nhằm hạn chế sự tăng cao nhất thời lượng đường trong máu sau khi ăn.

Nên ăn các loại bánh không pha trộn với phụ gia như: bánh mì thường gạo lứt khoai tây khoai sọ Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào. Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

- Đối với chất đạm:

Hạn chế tối đa thịt hộp, patê xúc xích thay vào đó là: cá trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn các loại thịt lợn thịt bò đã lấy bớt mỡ, tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol Nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng không nên chiên xào. Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn, có quá nhiều chất đạm sẽ không tốt, nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Tỉ lệ năng lượng do protein cung cấp đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

- Đối với chất béo:

Phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày, sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành dầu olive dầu mè giảm chất béo từ động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Tỉ lệ năng lượng do chất béo cung cấp nên chiếm 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%.

- Rau, trái cây tươi:

Một ngày bệnh nhân đái tháo đường nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi, rau quả tươi loại có hàm lượng gluxit ≤ 5% vừa có tác dụng chống lão hóa vừa là thức ăn bổ sung vitamin muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng nhanh đường trong máu sau khi ăn.

- Chất ngọt:

Chất ngọt có thể làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng của bệnh. Nên kiêng tuyệt đối các loại bánh kẹo nước ngọt rượu bia có thể sử dụng các chất ngọt nhân tạo nhưng không phải là đường như: Aspartam, sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng.

- Chế độ kiêng:

Thực phẩm không được sử dụng:

Đường, mía, các loại sữa chế biến (trừ loại sữa không đường), cà phê, bánh kẹo (trừ bánh kẹo dành riêng cho người tiểu đường), trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.

Thực phẩm hạn chế:

Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (trừ khoai tây), bánh bích qui, trái cây ngọt.

Thực phẩm không hạn chế:

Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật