Những tác dụng không ngờ từ ớt tươi nhiều người chưa biết

Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà nó còn có công dụng tuyệt vời trong việc điều chỉnh mỡ máu.

Chống bệnh tiểu đường

Một công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 cho thấy: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường

Theo nghiên cứu này, những người theo chế độ ăn uống có thêm ớt đã giảm được lượng đường trong máu hơn 60% so với những người không ăn. Đây quả là một tin tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường

Giảm đau khớp

Ớt là gia vị có chứa nhiều capsaicin-thành phần giúp ớt có vị cay nóng. Nhờ nó mà ớt có thể giúp giảm được các cơn đau bằng cách kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh. Các nhà khoa học ở trường King’s College, London cho biết, những người viêm khớp mà thường xuyên ăn ớt sẽ giảm được đáng kể các cơn đau hành hạ. Đó là lý do tại sao mà ngày nay nhiều hãng dược phẩm đã sử dụng capsaicin trong ớt để làm kem bôi da chống mụn và đau.

Chống cảm cúm

Ớt rất tốt cho hệ miễn dịch chỉ cần ăn một ít ớt hoặc hạt tiêu cũng làm bạn đổ mồ hôi Điều này giúp bạn làm sạch cơ thể và chống lại cảm cúm Ngoài ra ớt còn giúp bạn giảm tức ngực và chống lại các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp

Giảm mỡ máu

Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

Ớt cay có những chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể, nên có tác dụng trong việc giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy bài tiết hoóc môn nên cũng có tác dụng làm đẹp da

Khống chế bệnh tim mạch

So với cam ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt canxi phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol

Tuy nhiên có một số đối tượng không nên ăn nhiều ớt:

- Người có bệnh viêm loét dạ dày: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày gây khó tiêu ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày

- Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Theo khoa học thì ăn nhiều ớt khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho trẻ sau này. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến trẻ qua sữa cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ hay quấy khóc.

- Người bị đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hỏa khiến bệnh thêm nặng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ ớt

- Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc  

- Chữa đau dạ dày do lạnh: ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần. 

- Chữa đau lưng đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

- Chữa viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả, 30g dây đau xương và 30g của khúc khắc (Thổ phục linh) sắc uống ngày 1 thang sẽ đạt kết quả tốt.

- Chữa hôi nách: Cắt nhỏ ớt rồi cho cồn i-ốt vào ngâm. Sau đó bôi vào nách ngày 1-2 lần.

- Chữa kiết lỵ: Uống 9g ớt xanh nghiền với nước sôi liên tục ngày 2-3 lần sẽ khỏi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật