Những thực phẩm làm tăng lượng cholesterol bạn cần tránh xa

Thay đổi lối sống tích cực và biết cách bổ sung thực phẩm hợp lý cho bữa ăn của mình sẽ giúp bạn tăng đáng kể hàm lượng cholesterol “tốt”, giúp hạn chế các bệnh tim mạch. Sau đây là một số loại thực phẩm như vậy:

Hạn chế chất béo bão hòa

Việc hạn chế hàm lượng tiêu thụ chất béo bão hòachất béo chuyển hóa sẽ hỗ trợ cholesterol HDL (cholesterol tốt) trong cơ thể. Hãy thay thế chất béo không tốt cho sức khỏe bằng chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa và axit béo omega 3 thực phẩm nên ăn thường xuyên: dầu ô liu, quả hạch cá hồicá ngừ cá mòihạt lanh

Sô-cô-la đen

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sô-cô-la với hàm lượng bột ca cao cao, giàu polyphenol sẽ giúp tăng hàm lượng cholesterol HDL. Trong một nghiên cứu, số người tham gia đã ăn 45gam sô-cô-la mỗi ngày và kết quả là đã tăng đáng kể lượng cholesterol tốt này.

Lưu ý: Nếu có ý định thêm sô-cô-la đen vào chế độ ăn thì cần cân đối với các thực phẩm khác để không nạp quá lượng calo cần thiết do sô-cô-la rất giàu năng lượng. Cũng đừng quên rằng sô-cô-la đen, hàm lượng ca cao nhiều, mới thật sự hiệu quả nhất.

Vitamin D và canxi

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The American Journal of Clinical Nutrition cho hay khi cơ thể chứng ta được bổ sung với vitamin D và canxi (600mg canxi và 200 IU vitamin D) sẽ giúp tăng cholesterol HDL, đồng thời tạo ra những thay đổi có lợi đến sự cô đọng lipid máu (thành phần mỡ trong máu) và lipoprotein (một dạng LDL – cholesterol xấu).

Canxi: Thực phẩm chứa canxi để lựa chọn bao gồm sản phẩm từ sữa như sữa chua sữa uống rau xanh, cá hoa quả đậu, sung sấy khô và quả mơ.

Vitamin D: Tận hưởng ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn mà không dùng kem chống nắng là phương pháp tốt nhất để tăng hàm lượng vitamin D hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra cũng có một số loại thực phẩm có chứa viamin D như trứng sữa mạnh cá hồi cá ngừ và dầu cá

Vitamin B3

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Cardiology đã chỉ ra rằng niacin (vitamin B3) có thể làm tăng hàm lượng HDL lên đến 30%. Nấm, quả hạch, đậu, gà thịt bò cà ngừ trứng rong biển cá thu cá hồi là những thực phẩm giàu vitamin B3. Nếu cơ thể bạn có hàm lượng HDL thấp, nên bổ sung khoảng 500 miligam vitamin B3 mỗi ngày, có thể lên 1000 miligam/ngày.

Lưu ý: Nên kiểm tra bác sỹ trước khi bổ sung vào cơ thể tránh tác dụng phụ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật