Thuốc pms-Cobifen - Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc

Thuốc pms-Cobifen có tác dụng điều trị triệu chứng đau nhức, cảm sốt; tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Dưới đây là những thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng thuốc mà bạn đọc cần lưu ý.

Thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc pms-Cobifen

1. Thành phần:

+ Mỗi gói chứa:

+ Paracetamol 200mg

+ Acid ascorbic (Vitamin C) 200mg

Tá dược: mannitol Đường trắng FD&C yellow 6 powderNatri saccharinNatri benzoat, Bột mùi dâu, Bột mùi cam Aerosil, Nước trao đổi ion.

Thuốc pms-Cobifen điều trị đau nhức, cảm sốt

Thuốc pms-Cobifen điều trị đau nhức, cảm sốt

2. Dược lực:

paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt có thể thay thế aspirin Khác với aspirin paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

+ Acid ascorbic cần cho sự tạo thành collagen tham gia trong một số phản ứng oxy hoá - khử. Acid ascorbic có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

3. Dược động học:

+ Paracetamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% Paracetamol trong máu gắn kết với protein huyết tương. Thời gian bán hủy khoảng 2 giờ thuốc chuyển hoá ở gan và đào thải qua nước tiểu chủ yếu ở dạng liên hợp với acid glucuronic.

+ Acid ascorbic hấp thu dễ dàng sau khi uống. Nồng độ acid ascorbic bình thường trong huyết tương khoảng 10 - 20mcg/ml. Acid ascorbic phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% acid ascorbic trong huyết tương kết hợp với protein Acid ascorbic được bài tiết qua nước tiểu.

4. Chỉ định:

+ Điều trị triệu chứng đau nhức, cảm sốt.

+ Tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

5. Chống chỉ định:

+ Mẫn cảm với thành phần của thuốc.

+ Người bệnh có tiền sử sỏi thận

+ Tăng oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat.

+ Bệnh Thalassemia.

+ Người bệnh thiếu hụt G-6-P-D.

bệnh tim bệnh phổi suy thận suy gan

+ Người bệnh nhiều lần thiếu máu

5. Liều lượng - Cách dùng:

+ Hoà thuốc với một ít nước chín để uống.

+ Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày.

+ Trẻ em từ 6 đến 15 tuổi: 1 - 2 gói x 3 lần/ngày.

+ Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày.

+ Không được dùng Paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em và điều trị sốt kéo dài trên 3 ngày.

6. Thận trọng:

+ Không nên dùng chung với các thuốc khác có chứa Paracetamol.

+ Tránh dùng rượu trong quá trình điều trị với thuốc.

- Phụ nữ mang thai:

+ Acid ascorbic qua nhau thai nếu dùng theo nhu cầu bình thường hằng ngày thì chưa thấy xảy ra tác dụng không mong muốn trên người. Nếu uống liều lớn Acid ascorbic có thể làm tăng nhu cầu về Acid ascorbic và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh

+ Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi có thai.

+ Do đó chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

- Phụ nữ cho con bú:

+ Acid ascorbic: phân phối trong sữa mẹ nếu dùng theo nhu cầu bình thường thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì đối với trẻ sơ sinh

+ Paraceatamol: không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

+ Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Dùng thuốc quá liều có thể gây sỏi thận

Dùng thuốc quá liều có thể gây sỏi thận

7. Tương tác thuốc:

Acid ascorbic:

+ Dùng đồng thời Acid ascorbic với aspirin sẽ làm tăng bài tiết Acid ascorbic và giảm bài tiết Aspirin trong nước tiểu.

+ Acid ascorbic liều cao có thể phá hủy vitamin b12 do đó uống Acid ascorbic liều cao trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12.

+ Dùng đồng thời Acid ascorbic với Fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ Fluphenazin huyết tương.

+ Acid ascorbic là một chất khử mạnh nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hoá khử như định lượng creatininglucose trong huyết, nước tiểu.

+ Paracetamol: rượu thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid sẽ làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan

8. Quá liều và cách xử trí:

Acid ascorbic:

+ Triệu chứng quá liều: sỏi thận buồn nôn viêm dạ dàytiêu chảy

+ Xử trí: gây lợi tiểu bằng cách truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.

Paracetamol:

+ Triệu chứng quá liều: buồn nôn nôn đau bụng chán ăn methemoglobin - máu dẫn đến chứng xanh tím da niêm mạcmóng tay Trẻ em có khuynh hướng tạo methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống paracetamol.

+ Xử trí: chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều paracetamol. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, phải dùng thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc chất tẩy muối vì chúng có khả năng hấp thụ paracetamol.

9. Dạng trình bày:

+ Hộp 25 gói x 2,4 gam.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật