Tác dụng phụ của thuốc và cách phòng tránh dị ứng thuốc

Các thuốc OTC (Over-the-counter) là những thuốc mà bạn có thể mua không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc này có thể rất hữu ích giúp chúng ta điều trị hoặc ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ thông thường như dị ứng, táo bón, cảm lạnh, cảm cúm hay buồn nôn... Tuy nhiên các thuốc này có thể gây ra các bất lợi, nhất là khi sử dụng thuốc không đúng. Vậy làm thế nào để dùng thuốc được an toàn...

Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ là hiệu ứng không mong muốn khi dùng thuốc bên cạnh tác dụng điều trị. Hầu hết các tác dụng phụ đều gây ra sự khó chịu, đơn giản như đau bụng buồn nôn nôn... Tuy nhiên, đôi khi tác dụng phụ lại có tác dụng hữu ích. Ví dụ, khi uống thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ Điều này có hại cho những người dùng thuốc kháng histamin trong ngày để điều trị dị ứng Nhưng nếu bạn dùng thuốc kháng histamin vào ban đêm, tác dụng phụ này có thể giúp bạn có được giấc ngủ bạn cần. Các tác dụng phụ này không phải là dị ứng thuốc và ít phổ biến.

Bất cứ ai cũng có thể gặp hiệu ứng bất lợi từ một loại thuốc OTC. Đối với người trưởng thành, khoẻ mạnh khi dùng thuốc OTC ít có nguy cơ gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên chúng có thể gây ra rủi ro lớn cho một số người, nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người dùng nhiều hơn một loại thuốc. Những người có các vấn đề bệnh lý kèm theo như hen suyễn rối loạn chảy máu đái tháo đường động kinh, bệnh tim mạch rối loạn đông máu vấn đề về gan thận, tâm thần... thì có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của thuốc.

Mỗi loại thuốc OTC lại có các tác dụng phụ khác nhau. Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, cần đọc kỹ các nhãn thuốc, hoặc tờ hướng dẫn sử dụng để biết được những gì bạn mong đợi trong đó.

Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, điều quan trọng là phải nhận thức và cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể của bạn. Vì nhiều khi khó để biết được triệu chứng đó là do bệnh hay do ảnh hưởng xấu từ các loại thuốc mà bạn đang uống. Vì vậy, cần thông báo cho bác sĩ biết hoặc đi khám khi thấy xuất hiện các triệu chứng mới và nó khác với các triệu chứng mà bạn đang có (do bệnh gây ra).

Để tránh tác động bất lợi này:

Cố gắng hạn chế tối đa việc dùng thuốc.

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc OTC, để tránh tương tác bất lợi và tác dụng phụ của thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để hiểu rõ về thành phần, tác dụng, bất lợi có thể xảy ra và những cảnh báo khi dùng thuốc. Nếu không hiểu rõ cần hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ khi mua thuốc. Dùng đúng liều lượng và thời gian theo khuyến cáo mà không được tự ý thay đổi.

Khi dùng thuốc cho trẻ em nhất là trẻ nhỏ, cần sử dụng các thiết bị đo lường (đong liều lượng) chính xác để đảm bảo chính xác liều lượng.

Không được bẻ, nghiền viên thuốc ra uống (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc tăng độc tính...

Không được khuấy thuốc vào thức ăn, không dùng thuốc với thức uống có cồn không trộn thuốc vào thức uống nóng (trừ khi có hướng dẫn trên nhãn thuốc), vì nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Không dùng thuốc chữa bệnh cùng lúc với các thuốc vitaminvitamin và khoáng chất có thể gây ra vấn đề tương tác bất lợi đối với một số thuốc chữa bệnh.

Tránh dùng các thuốc mà mình đã từng bị phản ứng phụ. Hãy nhớ rằng ngay cả khi trước đây bạn chưa gặp phản ứng phụ với một loại thuốc nào đó thì hiện nay, bây giờ bạn có thể gặp với chúng...

Tránh tương tác giữa các thuốc dùng cùng

Quá trình cơ thể chuyển hoá là khác nhau đối với mỗi loại thuốc. Khi thuốc được sử dụng cùng nhau (cho dù theo đơn hoặc OTC) cách chúng ảnh hưởng đến cơ thể có thể thay đổi. Điều này được gọi là tương tác thuốc-thuốc, đôi khi làm tăng nguy cơ tác dụng phụ từ thuốc bạn đang dùng. Sau đây là các loại tương tác chính:

Tăng tác dụng của thuốc (do dùng trùng lặp thuốc) gây hại: Nếu bạn uống hai loại thuốc có hoạt chất tương tự, bạn có thể nhận được liều lượng thuốc nhiều hơn bạn cần. Ví dụ, hoạt chất acetaminophen (paracetamol) có tác dụng hạ sốt giảm đau có mặt trong hàng trăm sản phẩm phối hợp để điều trị cảm cúm cảm lạnh  

Nếu như ta uống loại này không thấy đỡ, lại uống thêm loại khác nhưng không biết rằng cả hai loại đều có chứa cùng một hoạt chất là paracetamol Điều này sẽ dẫn tới quá liều gây ngộ độc, tổn thương gan nhất là với trẻ nhỏ...

Tương tự như vậy, nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid như ibuprofen (hoạt chất này cũng có mặt rất nhiều trong các sản phẩm trị bệnh về xương khớp). Nếu không để ý dùng nhiều loại có cùng hoạt chất này sẽ gây loét đường tiêu hoá hoặc làm trầm trọng thêm bệnh này. Vì vậy, kiểm tra kỹ nhãn thuốc, đọc kỹ thành phần để tránh dùng thuốc có chứa các thành phần hoạt tính tương tự gây quá liều.

Giảm tác dụng của thuốc: Khi sử dụng các thuốc có tác dụng đối kháng nhau sẽ làm giảm hiệu quả của một hoặc cả hai thuốc dùng cùng. Ví dụ, thuốc thông mũi OTC có thể làm tăng huyết áp của bạn, do đó, chúng có thể gây ra sự đối kháng khi dùng cùng với một số loại thuốc dùng để hạ huyết áp

Người cao tuổi thường sử dụng nhiều loại thuốc một lúc, bao gồm cả thuốc theo đơn và thuốc OTC. Cơ thể của người cao tuổi xử lý các loại thuốc cũng khác so với người trẻ. Đây là lý do tại sao người lớn tuổi cần phải chú ý cẩn thận đến tương tác giữa thuốc OTC và các loại thuốc theo toa. Vì vậy, khi đi khám bệnh bạn cần nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng, thậm chí bao gồm cả việc bổ sung thảo dược vitamin và khoáng chất (nếu có)...  để bác sĩ cân nhắc kê đơn tránh sự tương tác bất lợi này.

Cẩn trọng dùng thuốc với thức ăn, đồ uống

Thực phẩm có thể thay đổi cách cơ thể của bạn xử lý với một số thuốc OTC hoặc cả thuốc kê đơn. Điều này được gọi là tương tác giữa thuốc và thực phẩm Đôi khi những gì bạn ăn và uống có thể ảnh hưởng đến các thành phần trong một loại thuốc bạn đang dùng làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Ví dụ, thuốc dùng bằng đường uống phải được hấp thu qua niêm mạc dạ dày hoặc ruột non Các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng được hấp thu qua niêm mạc dạ dày Vì vậy, nếu bạn dùng thuốc với thức ăn (khi nó không được khuyến khích), một sự tương tác bất lợi có thể xảy ra, thức ăn sẽ cản trở sự hấp thụ của thuốc, làm cho tác dụng của thuốc không được như mong muốn.

Tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc đều bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Những thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn cần uống khi dạ dày rỗng (thời điểm 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn). Những thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc hấp thu tốt hơn trong bữa ăn thì uống trong và ngay sau bữa ăn. Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để biết được điều này. Nếu trong nhãn thuốc không đưa ra hướng dẫn cụ thể, việc uống thuốc với thức ăn hay không sẽ không ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề này, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đối với nước để uống thuốc, nên dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không dùng nước trà, cà phê sữa hay các loại nước hoa quả để uống thuốc (trừ khi có khuyến cáo) để tránh các tương tác bất lợi.

Phòng dị ứng thuốc

Không phải ai dùng thuốc cũng bị phản ứng dị ứng Tuy nhiên, nếu bạn đã từng có một phản ứng dị ứng với thuốc nào đó, cần tránh dùng lại thuốc đó hoặc thuốc có thành phần tương tự. Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng bao gồm ngứa, nổi mề đay, và các vấn đề hô hấp Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có một phản ứng dị ứng trong khi dùng thuốc. Hãy nhớ rằng tác dụng phụ không phải phản ứng dị ứng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật