Bạn nhất định phải biết: Thêm tuổi thêm xuân

Cơ thể người già có nhiều biến đổi: cơ tim trở nên kém đàn hồi và khả năng bơm máu của tim cũng kém hiệu quả.

Ngẫm nghĩ lại cuộc đời, nhìn lại thời tuổi trẻ, nhớ lúc còn sức khỏe làm lụng vất vả lo cho gia đình con cháu, còn sức khỏe để đi đó đi đây.

Những suy nghĩ của người trẻ hay người già cũng đều phù hợp với quy luật tự nhiên. Người trẻ thường nhìn về phía trước, nhìn đến tương lai. Còn người già thường nhìn về phía sau, nhìn về quá khứ. Có lẽ người già sợ nhìn về phía trước chăng? Khi một năm sắp qua, họ thêm một tuổi, sức khỏe có thể yếu kém hơn theo quy luật của tạo hóa.

Cơ thể người già có nhiều biến đổi

Cơ thể người già có nhiều biến đổi

Không cưỡng lại quy luật...

Theo quy luật lão hóa cơ thể người già có nhiều biến đổi: cơ tim trở nên kém đàn hồi và khả năng bơm máu của tim cũng kém hiệu quả. Biểu hiện là công việc nặng nhọc khó thực hiện được hơn mạch máu cũng bị cứng dần khi tuổi tăng lên. Xơ vữa động mạch với sự tích tụ mỡ trong thành động mạch làm cho lòng động mạch hẹp dần. Hậu quả của những thay đổi của hệ tim mạch là tăng huyết áp suy tim cơn đau tim…

Bên cạnh đó, sự lão hóa của hệ hô hấp như: các cấu trúc trong phổi hư hỏng dần với tuổi tác và mất dần tính đàn hồi dẫn đến quá trình trao đổi oxy và CO2 cũng kém đi. Còn ở hệ tiêu hóa sự tiết dịch tiêu hóadạ dày gan mật tụy ruột non đều giảm làm cho sự hấp thu thức ăn khó khăn hơn.

Thay đổi ở hệ xương khớp quá trình loãng xươngthoái hóa khớp gây đau nhức nhiều hơn khi tuổi càng cao. Điểm thay đổi như là dấu ấn của thời gian, chính là thay đổi ở da và tóc; tuổi già thì da nhăn tóc bạc.

Những thay đổi này làm cho người già dễ mặc cảm, do đó sự chăm sóc của con cháu chính là niềm vui tinh thần rất quan trọng. Chúng ta cũng đừng quên những vật chất mà con cháu cho tặng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn cho sức khỏe người già. Dưới góc nhìn của lão khoa, người già trong một khía cạnh nào đó gần giống như trẻ con.

Ta thử ngẫm nghĩ: trẻ con dễ vui - dễ giận, người già cũng dễ giận - dễ vui. Trẻ con cuối năm thích gì thì bạn cứ nghĩ người già cũng thích món đó. Vật chất với người già không phải là quan trọng, nhưng nó là vật mang niềm vui cho họ, là tấm lòng biểu hiện sự yêu thương. Một bộ đồ mới, một đôi giày mới, hay vài vật dụng linh tinh như cái ly nước, cái tách trà được con cháu mua tặng cũng khiến người già vui.

Nhưng dù thân lão, tâm bất lão

Mỗi dịp năm mới, người cao tuổi thường nghe những lời chúc sống lâu trăm tuổi hay “Thọ tỉ nam sơn”. Những lời chúc nghe “sáo” này, người già chỉ cười và cũng biết rằng được thọ tỉ nam sơn thì không có đâu.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nói cho người già biết rằng: sống lâu trăm tuổi là chuyện có thể có được nếu chúng ta biết tuân thủ những lời khuyên về sức khỏe Theo nghiên cứu về tuổi thọ thì những người sống thọ đến 100 tuổi trên thế giới thường có nhiều suy nghĩ khác hơn lối suy nghĩ đời thường. Họ biết giữ gìn sức khỏe theo các phương cách sau đây:

Tạo lối sống lành mạnh: nghĩa là cố gắng giữ cho tinh thần luôn vui tươi thoải mái, tránh ưu tư. Như câu “lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu”, tức là người có tinh thần vui vẻ lạc quan thì sống lâu hơn những người hay ưu tư lo lắng. Nên giữ cho cơ thể dù có “thân lão” nhưng “tâm bất lão”. Sinh hoạt điều độ: điều độ trong ăn uống thức ăn phải thật vệ sinh sạch sẽ. Không nên ăn quá no, “đói mười ăn bảy”.

Cũng không nên để quá đói mới ăn. Hạn chế ăn đồ chiên cháy vàng, nên ăn thức ăn tươi hoặc luộc. Ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như: rau đậu, cà… Thức ăn nên được nêm vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt. Về nước uống: trung bình 1,5 - 2,5 lít/ngày là tốt nhất.

Điều độ trong công việc - nghỉ ngơi - giấc ngủ: sự nhàn rỗi không có việc làm ở người cao tuổi chính là điều bất hạnh. Nên làm việc vừa phải, đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi kịp thời ngay khi thấy mệt, tránh làm việc quá sức.

Nên có giấc ngủ hợp lý trung bình 6 - 8 giờ mỗi đêm. Ngủ quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe Nếu bị mất ngủ nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc trước, nếu không hiệu quả mới dùng đến thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ.

Rèn luyện thân thể: thể dục, thể thao làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch như: cao huyết áp nhồi máu cơ tim tai biến mạch máu não bệnh khớp, loãng xương… Với hệ tim mạch: chống được quá trình xơ vữa động mạch xơ cứng động mạch, giúp tim hoạt động tốt hơn. Ở hệ hô hấp: giúp thông khí ở phổi tốt hơn, giảm ứ đọng đàm nhớt ở phổi. Ở hệ xương khớp: giảm được quá trình hủy xương tăng được quá trình tạo xương nên giảm phần nào tiến trình loãng xương giảm được thoái hóa khớp Ở hệ tiêu hóa: giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ở hệ thần kinh: giúp chống stress tăng oxy lên não. Người cao tuổi khi tập thể dục chơi thể thao cần lưu ý khi nhịp tim tăng trên 110 lần/phút nên ngừng lại nghỉ ngơi. Các loại hình nên tập là chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, chạy tại chỗ, tập dưỡng sinh Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Yoga… Tập mỗi lần tối thiểu 30 - 45 phút, 3 - 6 lần mỗi tuần thì mới có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Phát hiện sớm bệnh tật nguy hiểm: cao huyết áp đái tháo đường cơn đau thắt ngực tai biến mạch máu não loãng xương… để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Già là quy luật của tạo hóa thì đâu có gì phải sợ, có gì phải buồn phải lo. Mỗi năm đi qua được thêm một tuổi, đây là điều đáng vui chứ không phải đáng buồn. Người già cũng hiểu rằng thế giới của con người như một rừng cây, có cây non như người trẻ, còn người già như cổ thụ. Đã gọi là cổ thụ thì đương nhiên đáng quý rồi. Tại sao không tự hào mình là người già - người sống thọ?

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật