Khi thấy những dấu hiệu này các mẹ nên chú ý có thể trẻ đang bị thiếu máu

Hiện nay rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng thiếu máu trong khi người lớn lại không kịp thời phát hiện và điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Không chỉ người lớn mới bị thiếu máu, ngay cả trẻ con cũng cần được quan tâm đến tình trạng này. Vậy đâu là biểu hiện của chứng thiếu máu ở trẻ? Và biện pháp nào để phòng ngừa và cải thiện khi trẻ bị thiếu máu.

Biểu hiện giúp bạn phán đoán tình trạng trẻ bị thiếu máu

Khi trẻ bị thiếu máu thông thường trẻ sẽ có biểu hiện sắc mặt nhợt nhạt, màu sắc môi và móng tay thay đổi trắng nhợt tim đập nhanh hô hấp gấp gáp, kém ăn khó thở chướng bụng táo bón tinh thần uể oải, kém tập trung, dễ kích động v.v… Bệnh tình càng lâu dài còn có thêm triệu chứng như dễ mệt mỏi lông và tóc khô cứng, suy dinh dưỡng thể chất lẫn trí não phát triển chậm.

Có thể phòng ngừa thiếu máu cho trẻ bằng thực đơn ăn uống hằng ngày

Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt. Thông thường tỷ lệ hấp thu sắt với nguyên liệu từ động vật sẽ cao hơn, bao gồm gan thịt nạc, cá trứng v.v…

Do con đường hấp thu Chì trong cơ thể có thể xảy ra sự “cạnh tranh” với Canxi, Sắt, Kẽm nên trong khẩu phần có nhiều những nguyên tố này con có thể giảm thiểu hấp thu Chì. Đặc biệt là sữa bò, hàm lượng Protein trong sữa bò có thể tạo thành hợp chất khó phân giải khi kết hợp với Chì trong cơ thể, từ đó có thể giúp giảm bớt sự hấp thu Chì. Ngoài ra vitamin C kết hợp với Chì cũng tạo thành các loại muối không độc nhưng khó dung giải trong nước và sẽ thải ra qua đường đại tiện. Vì vậy, cho trẻ ăn nhiều rau xanh trái cây giàu vitamin C cũng hỗ trợ cho việc thải Chì ra ngoài cơ thể.

Chăm sóc và cải thiện khi trẻ bị thiếu máu

Ăn uống hợp lý

Đây là con đường quan trọng để khắc phục chứng thiếu máu cho trẻ. Khẩu phần ăn của trẻ nên tăng cường thực phẩm giàu chất sắt như gan tim và huyết động vật thịt bò lòng đỏ trứng cải bó xôi sản phẩm từ đậu mộc nhĩ đen, táo đỏ v.v… Đồng thời bạn cần có biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện chứng biếng ăn cho trẻ để tránh dinh dưỡng thiếu hụt, làm tăng nặng tình trạng thiếu máu Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ do hàm lượng sắt trong sữa mẹ cao hơn rất nhiều so với sữa bò và dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, bạn cần cho trẻ ăn dặm đúng lúc để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ. Ví dụ với trẻ 3 - 4 tháng tuổi có thể ăn dặm thêm ¼ lòng đỏ trứng gà sau đó tăng dần lên một quả. Trẻ 5 - 6 tháng tuổi có thể ăn thêm rau xay nhuyễn. Trẻ lớn hơn 7 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn thịt, gan nấu nhừ.

Khi được bác sĩ chỉ định bổ sung sắt bằng thuốc thông thường trẻ sẽ được uống giữa hai bữa ăn để có lợi cho việc hấp thu. Do sắt có thể gây kích thích cho niêm mạc dạ dày nên sau khi uống, trẻ dễ có triệu chứng buồn nôn khó thở. Đồng thời cần tránh cho trẻ uống sắt chung với sữa bò hoặc Canxi, trà để tránh ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt. Liều lượng cho trẻ uống cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng vì có thể gây hiện tượng ngộ độc.

Đảm bảo môi trường sinh hoạt thoải mái cho trẻ

Nhà cửa, phòng ốc nên giữ yên tĩnh và thoáng khí. Do trẻ thiếu máu sẽ có sức đề kháng rất yếu, dễ mắc bệnh viêm nhiễm như tiêu hóa kém tiêu chảy viêm phổi v.v… Ngoài ra, hạn chế cho trẻ đến nơi công cộng đông người, chú ý không để trẻ tiếp xúc với người bệnh khác để tránh lây nhiễm chéo các bệnh lây nhiễm sẽ làm tình trạng thiếu máu tăng nặng thêm.

Kịp thời xử lý với trẻ thiếu máu nghiêm trọng

Thông thường, khi tình trạng thiếu máu nặng, trẻ dễ xuất hiện triệu chứng nguy hiểm như khó thở tim đập nhanh lúc này bạn cần cho trẻ nằm nghỉ, nếu không khá hơn cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện để được thở oxi hoặc truyền máu.

Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh thường do thiếu dinh dưỡng đa số là thiếu sắt có thể cải thiện thông qua ăn uống Nếu kết hợp liệu pháp ẩm thực hoặc bổ sung sắt sau 1 - 2 tháng mà vẫn tình hình vẫn không cải thiện, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra cho trẻ để kịp thời chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật