Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hen suyễn bạn nên biết để phòng tránh

Bệnh suyễn (Asthma) là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn.

Nguyên nhân của bệnh hen suyễn

Theo BS Lương Lễ Hoàng tư vấn trên báo điện tử Gia đình Việt Nam, dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới bệnh hen suyễn:

Hen suyễn do dị ứng

Đây là hình thức thường gặp nhất với sự xuất hiện của hiện tượng dị ứng vì cơ thể không dung nạp hóa chất thực phẩm hay dược phẩm nào đó, hoặc nhiều khi chỉ vì căng thẳng tinh thần

Bác sĩ có thể xác minh tình trạng dị ứng thông qua 1 trong 2 hình thức:

Hoặc trực tiếp qua xét nghiệm phản ứng nổi mẩn hay viêm tấy ngoài da khi tiếp xúc, bằng cách thoa hay tiêm dưới da với chất nghi ngờ sinh dị ứng

Hoặc gián tiếp qua xét nghiệm lượng kháng thể IgE trong huyết thanh, chất góp phần trong phản ứng phóng thích histamin và dẫn đến cơn hen suyễn Thông thường lượng IgE trong máu không vượt quá 20 đơn vị/ml.

Trên thực tế, không quá khó để xác minh tính chất dị ứng cho dù không có phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Nếu theo dõi bệnh sử kỹ lưỡng, bác sĩ có thể ghi nhận được nhân tố nào xúc tác cho cơn hen suyễn. Hơn thế nữa bệnh bao giờ cũng có khuynh hướng nặng hơn mỗi lần bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nguyên, và ngược lại ít khi bộc phát nếu cách ly người bệnh với yếu tố gây bệnh. Rõ hơn nữa là dấu hiệu bệnh lý thuyên giảm nhanh chóng nếu bác sĩ kết hợp thuốc kháng dị ứng trong liệu pháp.

Hen suyễn vì bội nhiễm

Không ít trường hợp khó thở với triệu chứng y hệt cơn hen suyễn trên thực tế là bệnh viêm phế quản dưới dạng co thắt khí quản, đặc biệt ở đối tượng trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Bên cạnh dấu hiệu nóng sốt, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng bội nhiễm qua một số xét nghiệm huyết học và sinh hóa, như:

Lượng bạch huyết cầu trong công thức máu nhiều hơn 10.000.

Vận tốc lắng máu cao hơn bình thường, nghĩa là hơn 20mm sau 2 giờ để lắng máu.

Trị số CRP (C-reactive protein), kháng thể được tổng hợp mỗi khi có tình trạng viêm nhiễm, cao hơn 8mg/l.

Với nhóm đối tượng này tất nhiên khó thiếu thuốc kháng sinh và kháng viêm trong phác đồ điều trị.

Hen suyễn do suy tim

Trong trường hợp này dấu hiệu khó thở không có gì khác biệt với hai thể dạng nêu trên. Điểm đáng nói là các loại thuốc thường dùng chống suyễn hay chống dị ứng không tỏ ra hiệu quả. Trái lại, triệu chứng bệnh lý chỉ thuyên giảm khi bác sĩ điều trị suy tim vì nguyên nhân là tình trạng xung huyết trong phổi do tim không còn đủ sức co bóp để đẩy máu.

Để xác định chẩn đoán thì bác sĩ, bên cạnh triệu chứng lâm sàng như nhịp tim tiếng tim tiếng phổi…, thường phải căn cứ vào các biện pháp chẩn đoán suy tim như hình X-quang tim phổi, siêu âm tim, điện tâm đồ…

Theo trang Benhhen.vn, có một số tác nhân khác gây hen cấp tính như:

- Phấn hoa theo mùa

- Bụi nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng

- thực phẩm như cá trứng đậu phộng sữa bò, đậu nành

- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm viêm phế quản viêm xoang

- Thuốc: Như aspirin các thuốc kháng viêm không steroid khác…

- Hút thuốc lá khói, mùi hóa chất, nước hoa.

- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét đau buồn

Dấu hiệu bệnh hen

Theo báo điện tử Kiến thức, người mắc bệnh hen sẽ có những dấu hiệu sau đây

Ho mạn tính, dai dẳng

Ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của cơ thể đang cố "trục xuất" các chất kích thích chẳng hạn như thuốc lá, phấn hoa và nước nhầy từ phổi. Nếu bị ho có thể bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn xoang mũi. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.

Thường xuyên bị viêm phế quản khi còn nhỏ

Khi bạn bị viêm phế quản các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích và viêm. Việc bạn thường xuyên bị viêm phế quản lúc còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh hen suyễn khi nhiều tuổi hơn.

Hay hắng giọng

Cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy. Nếu những bộ phận trên bị kích thích, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước nhầy hơn. Khi nước nhầy mắc kẹt trong cổ họng của bạn, bạn thường hắng giọng để đẩy nó đi. Việc có màng nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

Khò khè bất cứ khi nào bị cảm lạnh

Một triệu chứng khác của bệnh hen suyễnthở khò khè đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh Khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi nó không thể "đi" qua phổi của bạn một cách bình thường.

Thở khò khè hoặc ho sau khi tập thể dụcNếu sau khi tập thể dục bạn thở khò khè hoặc ho, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đối với một số người, tập thể dục trong thời tiết lạnh có thể gây ra phản ứng này. Do đó, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong tất cả điều kiện nhiệt độ để có thể nắm bắt bệnh tình kịp thời.

Thường xuyên ho vào ban đêm

Những người bị hen suyễn thường bị ho khi họ cố gắng ngủ. Nguyên nhân là do đường thở của bạn tự nhiên bị thu hẹp một chút vào ban đêm. Thêm vào đó, bạn còn thường xuyên bị đánh thức bởi những cơn ho.

Luôn cảm thấy mệt mỏiChính điều này làm bạn mệt mỏi Đó cũng là lý do tại sao nhiều người bị bệnh hen suyễn thường xuyên phàn nàn về tình trạng mệt mỏi của mình.

Thường xuyên bị mất giọng

Việc thường xuyên bị mất giọng có thể không phải là triệu chứng của bệnh hen suyễn Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xảy ra cùng lúc với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật