Những biểu hiện của trẻ khi thiếu canxi, các mẹ chớ lơ là

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, cung cấp đủ canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp trẻ đạt chiều cao và tầm vóc tốt khi trưởng thành và giúp người trưởng thành phòng tránh các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là khi tuổi đã cao.

Vai trò của Canxi với sức khỏe:

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương răng móng chân móng tay chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng

xương, còi xương, nhuyễn xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).

Vai trò của canxi đối với xương

Về mặt cấu tạo, xương chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất (đa phần là Canxi), chiếm khoảng 70% trọng lượng xương khô, còn các chất hữu cơ (chiếm phần lớn là Collagen), chiếm 30% trọng lượng xương khô. Ỏ trẻ em đang phát triển, khi thiếu canxi sẽ chậm phát triển chiều cao còi xương Ở người lớn, khi xương thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng mất xương loãng xương mà hậu quả là đau nhức, vận động khó khăn, nặng nề nhất là gãy xương khó hồi phục, dẫn tới tàn phế và tử vong sớm

Vai trò của canxi trong hệ thống miễn dịch

Canxi đảm nhiệm vai trò viên sĩ quan chỉ huy quá trình phản ứng miễn dịch canxi chính là nguyên tố phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, vì canxi giữ vai trò sứ giả thông tin thứ hai. Canxi còn giữ vai trò kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây, tiêu diệt vi khuẩn độc tố gây bệnh của tế bào trắng.

Đối với những bệnh do chức năng miễn dịch giảm sút, trên cơ sở chữa trị bệnh nguyên phát, ta bổ sung canxi để điều chỉnh cân bằng khả năng miễn dịch cho cơ thể sẽ đẩy lùi bệnh tật.

Vai trò của canxi trong hệ thần kinh:

Ion canxi có vai trò quan trọng trong truyền dẫn thần kinh. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm.

Vai trò của canxi trong cơ bắp

Công năng sinh lý của cơ bắp chủ yếu nhờ vào sự co giãn của các sợi cơ để hoàn thành công năng của các khí quan vận động của cơ thể, ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp.

Những biểu hiện của trẻ khi thiếu canxi:

- Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể có biến đổi thì sự cân bằng canxi bị phá vỡ, lúc đó cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và sinh ra nhiều bệnh tật. Nồng độ canxi trong máu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.

- Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng răng không đều, răng dị hình chất lượng răng kém, và bị sâu răng Trẻ em ở độ tuổi 7-9 tuổi, 13-16 tuổi là thời kỳ quan trọng cần bổ sung canxi. Hàng ngày do thiếu canxi, canxi trong xương phải chuyển một phần cho máu, dần dần xương bị loãng, gây ra bệnh loãng xương

- Trẻ nhỏ khi thiếu canxi thường có biểu hiện ra mồ hôi trộm, đêm ngủ hay giật mình hoặc quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần Trẻ lớn, nếu thiếu Canxi sẽ bị đau nhức xương khi vận động nhiều.

- Thiếu canxi kéo dài thì khả năng đàn hồi của cơ bắp kém

- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ tim co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu, khi lao động, vận động, lên gác sẽ cảm thấy tinh thần hồi hộp, thở dốc, vã mồ hôi

- Thiếu canxi biểu hiện ở cơ trơn là chức năng tiêu hóa kém chán ăn đầy bụng táo bón hoặc ỉa lỏng

Như vậy, vai trò của canxi là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cần phải có chế độ bổ sung canxi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Nhu cầu Canxi đề nghị nên bổ sung hàng ngày theo độ tuổi:

- Trẻ em: 1 – 3 tuổi 700 mg;  4 – 7 tuổi 900 mg

- Nữ thiếu niên:  8 – 11 tuổi 900 mg; 12 – 15 tuổi 1000 mg; 16 – 18 tuổi 800 mg

- Nam thiếu niên: 8 – 11 tuổi 800 mg; 12 – 15 tuổi 1200 mg; 16 – 18 tuổi 1000 mg

- Phụ nữ: 19 – 54 tuổi 800 mg;  54+ tuổi 1000 mg

- Phụ nữ mang thai: 1100 - 1200 mg

- Đàn ông: 19 – 64 tuổi 800 mg 64+ tuổi 800 mg

Ngoài thực phẩm hàng ngày, các dạng canxi bổ sung là cần thiết. Hiện nay, trên thị trường có vô số sản phẩm bổ sung canxi nhưng phần lớn là canxi thường, khả năng hấp thụ không cao. Hơn nữa, khi bổ sung canxi, mọi người thường lo lắng về những tác dụng phụ của chúng (như nóng trong táo bón hay dư thừa canxi có thể ảnh hưởng đến thận gây sỏi thận ).

Để khắc phục hạn chế của các loại canxi thông thường, hiện nay các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ nano để sản xuất ra canxi dạng nano với kích thước siêu nhỏ, tăng khả năng hấp thu lên mức tối đa.

Theo kết quả thực tế khi sử dụng canxi nano thì chúng có khả năng hấp thụ cao hơn hẳn so với các dạng canxi thông thường ( gấp 200 lần so với canxi thông thường). Nhờ kích thước siêu nhỏ (<60nm) (1 nano met = 1 phần triệu milimet), canxi nano có thể thẩm thấu tốt vào mạch máu giúp tăng cường khả năng hấp thụ các dưỡng chất, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng giúp phát triển và bảo vệ  hệ xương vững chắc, phát triển chiều cao tối ưu, chống còi xương, suy

dinh dưỡng ở trẻ em và ngăn ngừa loãng xương ở người trưởng thành,… Ngoài ra, canxi nano còn giúp hệ thần kinh hoạt động ổn định bình thường (chấm dứt tình trạng trằn trọc, quấy khóc, khó ngủ…ở trẻ)

Tóm lại, dù bổ sung canxi tự nhiên hay chế phẩm thuốc thực phẩm chức năng thì chúng ta phải thực sự hiểu nhu canxi mỗi độ tuổi cần bao nhiêu là đủ để tối ưu lượng canxi bổ sung cho hệ xương, cũng như phải bổ sung Canxi dạng nano giúp dễ hấp thu, giảm lượng cung cấp và hạn chế tác dụng phụ; Canxi nên bổ sung cùng với Vitamin D3 và MK7 để hấp thu Canxi và xương một cách tối đa và tránh những tác dụng không mong muốn của Canxi ( như táo bón sỏi thận xơ vữa động mạch vôi hóa mô mềm,…), và kết hợp thêm các dưỡng chất cần thiết khác nữa để giúp xương phát triển chắc khỏe, dẻo dai.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật