Vai trò của những loại phụ gia thực phẩm trong những món ăn hàng ngày
Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Sử dụng chất phụ gia hợp lý theo đúng quy định sẽ giúp cho thực phẩm ngon hơn, đẹp mắt hơn, giữ được lâu hơn mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Làm tăng giá trị dinh dưỡng
Bổ sung chất dinh dưỡng có thể là để trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi do việc chế biến thực phẩm hoặc cho thêm những chất vốn không có trong loại thực phẩm đó. Ví dụ như bánh mì bột, gạo được cho thêm vitamin B vì khi xay phần lớn vỏ cám có nhiều loại vitamin này đã bị mất đi. Cũng như việc cho thêm i-ốt vào muối, thêm vitamin A vitamin D vào sữa...
Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn
Thực phẩm thường bị một số vi khuẩn nấm độc mốc, men làm hư hỏng. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm Ví dụ: sulfit được cho vào các loại trái cây khô nitrit và nitrat được cho thêm vào các loại thịt chế biến như xúc xích thịt muối, thịt hộp...
Một số thực phẩm sau luôn được cho thêm các chất phụ gia để có thể giữ được trong thời gian dài: đồ uống thực phẩm nướng, trái cây đóng hộp, bánh mì... Các loại thực phẩm được thêm chất chống ôxy hóa (anti-oxidant) để tránh có mùi, mất màu như dầu, mỡ, dầu giấm...
Làm thay đổi bề ngoài của thực phẩm
Có nhiều chất phụ gia được cho vào thực phẩm với mục đích tăng vẻ bề ngoài hấp dẫn, đó là:
- Chất làm cho món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa lecithin ở sữa lòng đỏ trứng đậu nành glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ lạc...
- Chất chống khô cứng, đóng cục, dính lại với nhau như canxi silicate, silicon dioxyd. Các chất này có tác dụng ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.
- Chất làm bột nở như muối bicarbonate, bột nở natri phosphat hoặc một vài loại men, được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì... giúp cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn.
- Chất phụ gia giúp các nguyên liệu dễ dàng hòa vào nhau.
- Chất làm thay đổi độ axit, kiềm của thực phẩm nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, hương vị cũng như tăng sự an toàn của món ăn như kali axit tartaric axit lactic axit citric
Làm tăng mùi vị và sức hấp dẫn của thực phẩm
Một số chất màu có công dụng làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi màu sắc nguyên thủy của thực phẩm; làm cho các món ăn khác nhau có cùng màu; duy trì hương vị vitamin dễ bị phân hủy vì ánh sáng; tạo cho thực phẩm có dáng vẻ đặc trưng, dễ phân biệt.
Theo nhiều chuyên gia, hầu hết các chất tạo màu thực phẩm đều khá an toàn. Chỉ có một vài loại khi cho thêm vào thực phẩm đồ uống dược phẩm có thể gây ra phản ứng nhẹ như ngứa da chảy nước mũi
Chất màu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất màu thiên nhiên lấy từ thực vật. Theo quy định, hiện có 32 chất màu được sử dụng, trong đó chỉ có 7 chất là tổng hợp. Chất màu thường được sử dụng là beta caroten (tiền tố vitamin A), nước củ cải đường cà rốt nghệ, bột đỏ làm từ loại ớt đỏ paprika. Các thực phẩm thường được pha thêm màu là kem, thạch, pho-mát, bánh, kẹo...
Chất có mùi vị nho dâu tây vani được dùng trong nước giải khát kẹo hoặc pha với dầu giấm, nước sốt đều được lấy từ thảo mộc hoặc do tổng hợp.
Dùng đúng để đảm bảo an toàn
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng phụ gia trong chế biến, sản xuất và bảo quản thực phẩm Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã quá lạm dụng các chất phụ gia, dùng quá hàm lượng cho phép gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Trên bao bì, nhãn mác liều lượng phụ gia được công bố một cách mập mờ.
Theo các chuyên gia, các hóa chất dùng làm chất bảo quản đều được đánh mã số bắt đầu bằng chữ E để chỉ ra rằng chúng là hóa chất thực phẩm không độc hại nếu dùng đúng liều lượng. Nếu dùng quá liều lượng, sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, Bộ Y tế đã khống chế hàm lượng, nồng độ của từng chất khi sử dụng trong thực phẩm. Các doanh nghiệp sử dụng chất phụ gia thì phải công bố rõ nồng độ, hàm lượng trong thực phẩm chứ không thể sử dụng một cách mập mờ về liều lượng như hiện nay.
Với nồng độ chất bảo quản cho phép, khi vào cơ thể sẽ được thải ra ngoài theo hệ bài tiết. Nhưng khi vượt quá nồng độ thận không lọc hết chất này, lâu ngày sẽ tích tụ lại gây nhiễm độc cho con người. Nếu nhiễm vào xương thì trẻ không lớn được, thậm chí sẽ gây ung thư cho xương về sau. Nếu nhiễm vào não thì không phát triển được trí tuệ vào gan sẽ bị bệnh gan
Vì vậy, với các loại thực phẩm nói chung, người tiêu dùng bằng mắt thường không thể xác định được định tính và định lượng chất bảo quản có trong thực phẩm Do đó, không nên mua các sản phẩm màu quá lòe loẹt, không có nhãn hiệu, nơi xuất xứ..., chỉ nên mua hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, của các cơ sở sản xuất có uy tín, được công bố tiêu chuẩn chất lượng tại các cơ quan chức năng để đảm bảo sức khỏe
- 4 loại rau quả không nên ăn nhiều dễ gây ngộ độc tổn thọ,... (Thứ tư, 15:40:03 05/08/2020)
- Làm ngay những việc này để tránh ngộ độc thực phẩm (Thứ bảy, 12:00:01 01/08/2020)
- Những món hải sản nên thận trọng khi ăn kẻo ngộ độc (Thứ sáu, 08:57:06 31/07/2020)
- Ghẹ xanh giá siêu rẻ, chỉ 100.000 - 150.000/kg bán la liệt ở vỉa... (Thứ sáu, 14:13:01 24/07/2020)
- Sự thật gây 'sốc' về độ sạch của rau quả bán ở... (Thứ bảy, 16:17:08 11/07/2020)
- Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc cá nóc nên chú ý (Thứ tư, 09:50:05 27/02/2019)
- Đặc sản "dở sống dở chết vẫn ngoe nguẩy": Bạn có... (Thứ tư, 08:05:05 27/02/2019)
- Tiết lộ cực sốc về thịt chó mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:20:02 26/02/2019)
- Chất tạo ngọt cyclamate có phải là "tội đồ" hay không? (Thứ Hai, 13:37:08 25/02/2019)
- Cách nấu ăn ngon: Nên vứt bỏ hết hay giữ lại lòng cá để... (Thứ năm, 08:30:02 21/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023