Nôn và buồn nôn là những tác dụng phụ phổ biến khi mang bầu
Bà bầu ăn ngô có tác dụng gì? Đừng bỏ qua những điều này khi ăn
Mang bầu uống nước thế nào để tốt cho con? Những điều mẹ bầu nhất định phải biết
Những triệu chứng này chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể vào thời kỳ mang thai gây ra. Thông thường mẹ sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi cả ngày, chán ăn buồn nồn và vô vàn những ‘nỗi khổ’ khác. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ phần nào giảm bớt những nỗi khổ này:
Nôn và buồn nôn
Cứ 3 trong số 4 phụ nữ mang thai phải trải qua các triệu chứng buồn nôn và ói trong thai kỳ. Các triệu chứng này thường ‘hành hạ’ mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ và giảm nhẹ trong 3 tháng thứ hai ở hầu hết các mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ vẫn có thể tìm tới một số liệu pháp tự nhiên để hạn chế tình trạng khó chịu này:
Ăn có chọn lọc: việc ăn uống trong những tháng đầu thai kỳ trở nên vô cùng khó khăn khi mẹ ngày ngày phải đối phó với các triệu chứng buồn nôn và chán ăn Tuy nhiên việc ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn nhiều trong một lần, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như sữa sữa chua và rau xanh sẽ khiến mẹ cảm thấy việc ăn uống trở nên ‘nhẹ nhàng’ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên ăn cay, mặn hay đồ ăn nhiều chất béo.
Ngậm kẹo chua hay bạc hà: những hương vị này có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn cho mẹ.
Tích trữ gừng: thành phần gingerol trong gừng có đặc tính kháng viêm có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày Các bác sỹ cũng khuyên sản phụ nên bổ sung khoảng 250 mg gừng mỗi sáng để hạn chế tình trạng ốm nghén Mẹ có thể thêm gừng vào súp, salad, ăn tinh gừng hay uống trà gừng đều được.
Thành phần gingerol trong gừng có đặc tính kháng viêm có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày. (Ảnh minh họa)
Bổ sung vitamin B6: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B6 có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ cho phụ nữ mang thai Do vậy, mẹ có thể lựa chọn bổ sung vitamin B6 qua thức ăn hay viên uống bổ sung.
Châm cứu trước khi nang thai: một số nghiên cứu chỉ ra rằng bấm huyệt tại vị trí bên trong cổ tay có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén khá hiệu quả. Ngoài ra, châm cứu cũng giúp góp phần cải thiện tâm trạng của mẹ bầu, tiêu trừ đau đầu và đau lưng
Dầu thơm: khẩu vị ăn của mẹ bầu thường bị ảnh hưởng bởi các mùi xung quanh và mùi vị của chính món ăn Vì vậy mẹ cũng có thể sử dụng các loại dầu thơm an toàn với hương bạc hà chanh hay gừng để ngửi trong khi ăn hay để trong phòng ăn.
Táo bón
Sưng tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng là những triệu chứng vô cùng phổ biến trong thai kỳ đặc biệt là trong 3 tháng cuối khi tử cung mở rộng tạo áp lực lên khung xương chậu Cùng với đó là việc ăn uống thiếu chất xơ khiến cho rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón ‘đau khổ’ trong suốt thai kỳ.
Nước: chắc chắn uống nhiều nước sẽ là biện pháp đầu tiên để giảm thiểu tình trạng táo bón cho mẹ.
Chất xơ: thiếu chất xơ là một trong các nguyên nhân hàng đầu của táo bón Vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung chất xơ qua trái cây rau xanh, và các loại hạt giàu chất xơ khác như hạt lanh hạt chia đậu ngũ cốc nguyên hạt hay nước ép mận nhé!
Tắm nước ấm: ngồi trong bồn tắm nước ấm khoảng từ 10-15 phút một vài lần trong ngày cũng là một cách hiệu quả để mẹ thư giãn cơ vùng chậu.
Nhức đầu
Cũng như hầu hết các triệu chứng khó chịu khác trong thai kỳ đau đầu cũng thường là do thay đổi nội tiết tố, mệt mỏi và sự dao động thường xuyên của lượng đường trong máu.
Đau đầu cũng thường là do thay đổi nội tiết tố, mệt mỏi và sự dao động thường xuyên của lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
Thư giãn: mẹ thường sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nằm xuống và đặt một tấm khăn mát lên trán khi cảm thấy đau đầu
Thực hành các tập thư giãn: hít thở sâu tập yoga hoặc thiền cũng có thể giúp mẹ thư giãn và giảm đau đầu khá hiệu quả.
Châm cứu: nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc châm cứu trong khi mang thai giúp giảm bớt đau đầu mẹ cũng có thể thử cách này.
Ợ nóng
Phụ nữ mang thai thường hay cảm thấy nóng rát ở cổ họng và ngực. Nguyên nhân là do tử cung ngày càng lớn đã khiến cho dạ dày bị chén ép và kết quả là axit trong dạ dày bị trào sang các khu vực lân cận. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên:
Chú ý đồ ăn: đầu tiên mẹ chắc chắn cần tránh các loại đồ ăn có ga, thức ăn cay, béo ngậy. Thêm vào đó, thay vì ăn một bữa lớn, mẹ hãy chia nhỏ và ăn thành nhiều lần trong ngày để thức ăn dễ được tiêu hóa hơn.
Nhai kẹo cao su: việc nhai kẹo cao su kích thích tiết nước bọt có thể làm trung hòa axit dư thừa trong dạ dày
Không nên nằm ngay sau khi ăn: sau khi ăn, mẹ nên dành thời gian thư giãn và cho dạ dày thời gian để tiêu hóa thức ăn thay vì nằm xuống ngay sẽ dễ dẫn tới tình trạng khó tiêu ợ chua.
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:01 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:08 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:05 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:04 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:04 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:08 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:06 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:06 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:07 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:05 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023