4 điều cần lưu ý đặc biệt khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi

Khi bị chuẩn đoán ung thư phổi, nhiều người cảm thấy bi quan và mất hết nghị lực sống. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần biết khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi để họ có thêm nghị lực chiến đấu.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh bắt nguồn từ các mô phổi, thường từ các tế bào trong đường dẫn khí. Dựa trên sự khác nhau về hình dạng được xem xét dưới kính hiển vi ung thư phổi được chia làm 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NCSLC). Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ (NCSLC) có 3 loại chính là ung thư tuyến ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới và là ung thư phổ biến thứ ba đối với phụ nữ Ở Việt Nam, đây cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất. Trên thế giới, số ca mới mắc mỗi năm tăng trung bình 0,5%. Những người bị ung thư phổi thường rất khó để chữa trị, theo thống kê, chỉ có 15% số bệnh nhân sống quá 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh.

Ở Việt Nam, theo ghi nhận tại Hà Nội giai đoạn 2006-2007, ung thư phổi chiếm vị trí thứ nhất ở nam giới, chiếm 21,4% trong các loại ung thư, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 39,9/100.000 ở nữ, chiếm 8,1% ở vị trí thứ 4 trong các loại ung thư ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 13,2/100.000.

Nguyên nhân gây ra ung thư phổi

Theo các bác sĩ, nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân mắc ung thư phổi chính là khói thuốc lá  Nó là tác nhân chính gây ra hơn 80% của tất cả các ca ung thư phổi trên toàn thế giới. Các chất độc hại có trong khói thuốc đã gây những tác hại không hề nhỏ đến sức khỏe con người. Khi bạn hút thuốc qua thời gian, khói thuốc sẽ làm hư hại các tế bào phổi của bạn và các tế bào bị hư hỏng có thể trở thành ung thư. Đây là lý do tại sao hút thuốc lá, tẩu thuốc, hoặc xì gà có thể gây ung thư phổi.

Không chỉ vậy, những người không hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc phải ung thư phổi nếu họ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc Khoa học đã chứng minh rằng một người tiếp xúc càng nhiều với khói thuốc lá, nguy cơ bị ung thư phổi càng cao. Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư phổi bao gồm radon (một khí phóng xạ hoạt tính), amiăng, thạch tín, crôm, niken và ô nhiễm không khí Những người có các thành viên gia đình bị ung thư phổi có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh. Những người đã bị ung thư phổi là có nguy cơ lớn với phát triển khối u phổi thứ hai. Hầu hết mọi người đều nhiều hơn 65 tuổi khi bị chẩn đoán mắc ung thư phổi.

Triệu chứng của ung thư phổi

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân bị ung thư phổi thường không cảm nhận được những khác biệt trong cơ thể. Đến khi ung thư phát triển, Họ sẽ gặp một số triệu chứng thông thường sau đây:

- ho càng ngày càng nặng hơn hoặc không hết

- Thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp

- Đau ngực liên tục

- Ho ra máu

- Giọng nói khàn khàn

- Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi

- Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

Các triệu chứng này có thể không phải ung thư vì một số loại bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng như trên. Tuy nhiên, bất cứ ai có các triệu chứng như vậy nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị ung thư phổi

Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác. Lúc này, phương pháp điều trị sẽ là kết hợp giữa việc tấn công vào các tết bào ung thư gốc với tiêu diệt các tế bào di căn. Vì vậy , người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn. Do đó, cần hết sức lưu ý đến tình hình sức khỏe bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh về các loại thuốc cũng như phương pháp điều trị. 

Tuyệt đối không được tự ý cho bệnh nhân uống bất kì một loại thuốc nào ngoài danh mục các thuốc do bác sĩ kê. Mọi sự cân thiệp về ý tế cần được sự đồng ý của bác sĩ điều trị để tránh những rủi ro đáng tiếc. 

Lưu ý về tâm lý người bệnh

Những người mắc bệnh ung thư nói chung và ưng thư phổi nói riêng thường có tâm lý bi quan chán nản Do đó, cần thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần của người bệnh để có thêm nghi lực chiến đấu với bệnh tật, tránh để họ u buồn hoặc lo lắng quá mức bởi diều này sẽ khiến bệnh nhân buông xuôi. Có thể dùng những dấu hiệu biến triển trong điều trị để khích lệ bệnh nhân. 

Lưu ý tác nhân bên ngoài

Ung thư phổi khiến sức khỏe của bệnh nhân bị suy giảm, luôn trong tình trạng mệt mỏi và lo lắng. Vì vậy, họ cần được nghỉ ngơi tỏng một không gian yên tĩnh, thoải mái, sạch sẽ. Phòng của họ nên đặt ở nơi có ánh nắng mắt trời, vừa giúp khử được các vi khuẩn ẩm mốc trong không khí, vừa cung cấp vitamin D cho người bệnh. 

Hạn chế để người bệnh đến những nơi có ô nhiễm, nhiều khói bịu.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân khi bị ưng thư phổi thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống Bạn cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt khi chế biến như cháo, súp, canh, nước ép,..... Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Chú ý bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và năng lượng để tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Đặc biệt, phải giữu thực phẩm luôn được ăn toàn, sạch sẽ. Tạo không khí vui vẻ, ấm áp trong bữa ăn để người bệnh ăn ngon miệng hơn. 

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có lẽ sẽ có nhiều khó khăn, tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng cách và có tình yêu thương, niềm tin ở người bệnh, sẽ giúp cho người bệnh có thêm động lực đẩy lùi căn bệnh này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật