Bật mí giải pháp giúp bé hết táo bón cực hiệu quả mà đơn giản

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với biểu hiện dễ nhận thấy thông qua việc giảm số lần đại tiện bình thường, khó và đau khi đại tiện do phân rắn hoặc quá to. Nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Táo bón ở trẻ em

Trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần)với trẻ lớn.

Có 2 nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ:

- Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: đó là các dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng bệnh suy giáp trạng. Khi mắc các bệnh này, trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi sinh.. . Loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón.

- Do nguyên nhân cơ năng: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, đồng thời là sai lầm trong chế độ ăn uống như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm ít chất xơ (do ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hàng ngày. Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ Và cũng có khi do thành phần sữa có chất gây táo bón cho trẻ, tùy vào cơ địa của mỗi bé nên có thể bé này dị ứng với loại sữa này nhưng bé khác thì không. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Ngoài ra, còn do nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn trĩ, nên đi tiêu bị đau gây co thắt hậu môn. Trẻ lớn có thói quen nhịn đại tiện do sợ bẩn hoặc ngại đi đại tiện và đây cũng là nguyên nhân gây táo.

Rất nhiều trẻ bị táo bón khi không được bú sữa mẹ mà dùng sữa bò sữa công thức Lúc này, người mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với con, vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất non nớt.

Hậu quả của táo bón nếu không được điều trị

- Trẻ biếng ăn chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng chướng bụng đầy hơi, ăn khó tiêu nôn trớ.

- Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.

- Bị sa trực tràng (lòi dom) do rặn và ngồi chờ lâu chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ

Giải pháp giúp bé hết táo bón

Khi trẻ bị táo bón tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có những cách xử trí thích hợp.

Chế độ ăn uống:

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang mồng tơi, củ khoai lang đu đủ chuối tiêu cam bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi hồng xiêm bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Chế độ vận động:

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa tập thể dục thể thao (trẻ lớn).

- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày, đồng thời xoa bụng.

Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón: như men vi sinh chất xơ (Inulin), các sản phẩm hỗ trợ táo bón Đặc biệt nên sử dụng các men vi sinh chứa chất xơ hòa tan Prebiotic sẽ giúp quá trình điều trị táo bón cho bé đạt hiệu quả cao nhất.

Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện



- táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn và dùng biện pháp hỗ trợ không có tác dụng

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng

- táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn

Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 0,9% (dung dịch muối đẳng trương) bơm vào hậu môn 100 – 150ml.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật