Chứng trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai bạn có biết

Chứng trào ngược khi mang thai có thể liên quan tới sự thay đổi hormon của người phụ nữ, triệu chứng này có thể sẽ dần hết vào các thai kỳ tiếp theo.

Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em đang có thai 24 tuần. Sáng dậy cứ trước lúc chuẩn bị đánh răng là lại nôn ra 1 chút chất dịch đặc màu vàng và rất đắng. Hiện tượng này diễn ra đã lâu. Bác sĩ cho em hỏi nguyên nhân là gì?

Trả lời: BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng, mẹ bầu thường mắc phải chứng trào ngược. Vào 2 giai đoạn này hormone thai kỳ tác động lên các cơ, bao gồm cơ bụng khiến việc tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn.

Kết quả là thức ăn di chuyển lòng vòng trong dạ dày Nếu ăn quá nhiều hoặc nạp thực phẩm khó tiêu axít dạ dày trào trở lên, gây chứng ợ nóng cấp tính hoặc trào ngược. Lúc này bà bầu sẽ có cảm giác khó chịu ở ngực và bụng.

Bất chấp sự khó chịu gây ra cho bà bầu khi bị trào ngược, các bác sĩ cho rằng hiện tượng này lại khá có ích với thai nhi vì khi tiêu hóa từ từ, chất dinh dưỡng sẽ dần dần được bé con hấp thu qua dây nhau. Vì vậy, mẹ bầu không phải lo lắng liệu nó có ảnh hưởng gì đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho con hay không. Tuy nhiên, chẳng mẹ bầu nào lại mong mình phải chịu đựng chứng trào ngược suốt 9 tháng mang thai Có nột số lưu ý làm giảm hiện tượng này

1/ Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn ba bữa chính và ăn thật no bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn ra để tránh tạo nhiều a - xít dư thừa trong dạ dày Tốt nhất một ngày bạn nên chia ra 7 - 8 bữa nhỏ.

2/ Tránh ăn cay và caffeine

Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn thêm khó chịu chẳng hạn như thực phẩm quá nhiều gia vị hương liệu thức ăn cay chocolate trà, cà phê hay những món chiên xào nhiều chất béo bão hòa Chúng chính là tác nhân “kích hoạt” chứng trào ngược chỉ trong tích tắc.

3/ Chăm tập thể dục

Để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, mẹ bầu nên năng vận động và tập luyện Bộ môn đi bộ rất thích hợp để tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu nguy cơ sản sinh axít trong dạ dày Không nhất thiết phải đi bộ ngay sau bữa ăn, chỉ cần bạn duy trì thói quen luyện tập hằng ngày cũng đủ để giúp bạn và thai nhi khỏe mạnh.

Dù có hay không mang thai tập thể dục vẫn luôn được khuyến khích để duy trì một lối sống lành mạnh Tuy nhiên, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên cẩn thận khi lựa chọn bài tập phù hợp với thể chất và điều kiện của mình.

4/ Ăn từ từ và chậm rãi

Mặc dù bạn biết rằng ăn vào không được bao lâu, thức ăn lại trào ra ngoài. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nuốt đại cho xong. Mẹ bầu nên ăn uống chậm rãi, đừng nóng vội, vì như vậy chỉ khiến không khí chiếm hữu diện tích bên trong dạ dày, làm cảm giác trào ngược càng tăng lên.

5/ Đừng vừa ăn vừa uống

Bạn trộn chung cơm và canh hoặc vừa ăn vừa uống vì hy vọng thức ăn sẽ dễ tiêu hơn. Thực tế, đây là ý tưởng tồi tệ khiến dạ dày trở nên quá tải, càng kích thích sản sinh axít và gây ra trào ngược.

6/ Ngồi dậy hoặc vận động nhẹ nhàng

Nằm chính là tư thế lý tưởng nhất để các axít di chuyển ngược trở ra. Thay vào đó, khi vừa ăn xong, bạn nên đi dạo vài vòng, sau đó ngồi nghỉ trước khi nằm. Bất cứ khi nào có cảm giác khó chịu, mẹ bầu nên ngồi dậy và làm chuyện khác để quên đi cảm giác buồn nôn Đặc biệt, đừng ăn khi đang nằm.

7/ Mẹo ăn và uống lạnh

Để giảm bớt cảm giác khó chịu ngay lập tức, mẹ bầu có thể thử ăn kem uống nước lạnh. Nó giúp dạ dày “thông thoáng, mát mẻ” hơn. Tuy nhiên, lưu ý nạp ít thôi mẹ nhé, kem và thức uống có gas để lạnh không phải thực phẩm lành mạnh dành cho mẹ và bé đâu.

8/ Kiểm soát cân nặng

Nếu ăn quá nhiều và tăng cân hơn so với mức cần thiết, áp lực cân nặng sẽ làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn vừa đủ để đảm bảo không bị thừa cân trong thai kỳ.

Nếu bạn đang thừa cân khi mang thai bên cạnh những vấn đề có thể gặp phải cho bé như khuyết tật ống thần kinh, mẹ cũng có những nguy cơ đáng lưu ý như đái tháo đường trong thai kỳ tiền sản giật hoặc cao huyết áp…

9/ Mặc quần áo rộng rãi

Trang phục ôm sát rất dễ làm cơ thể mẹ bầu khó chịu, gây áp lực lên bụng và lượng thực phẩm vừa nạp vào, gây ra chứng trào ngược.

10/ Dùng thuốc an toàn

Bạn có thể tư vấn bác sĩ loại thuốc kháng axít dùng được khi mang thai

11/ Ngừng ngay thói quen hút thuốc

Hút thuốc khi mang thai gây ra những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho bé con trong bụng. Ngoài ra, hành động này còn trực tiếp tác động lên ống dẫn thức ăn của bạn, dẫn đến chứng ợ nóng

12/ Thư giãn thoải mái

Căng thẳng lo âu buồn phiền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng trào ngược. Vì vậy, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tìm niềm vui trong hoạt động thường nhật tâm sự với chồng, bạn bè, người thân để tránh bị stress khi mang thai

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật