Một số cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em mà cha mẹ nên biết

Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ còn rất non nớt nên càng dễ mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có bệnh kiết lỵ Trẻ bị kiết lỵ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường ở trẻ. Đôi khi nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa việc bé bị tiêu chảy thông thường với tiêu chảy do bị kiết lỵ nên thường dùng những loại thuốc như men tiêu hóa thuốc đau bụng cho bé uống. Điều này có thể làm sức khỏe bé trở nên nghiêm trọng hơn và chúng ta mới nhận rõ được tầm quan trọng của cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Cần làm gì khi trẻ bị kiết lỵ?



Ngay khi thấy trẻ đi ngoài nhiều, phân có chất nhầy kèm theo máu, mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức. Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra do cơ thể mất nước.

Không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.

Khi trẻ bị đi ngoài nhiều mẹ nên cho bé ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, ăn mỗi lần một ít và chia làm nhiều lần ăn. Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều bã do nhiều chất xơ sẽ gây kích thích đường ruột làm bé đi ngoài nặng hơn.

Cho trẻ ăn thức ăn loãng trong thời gian bị kiết lỵ

Cho trẻ ăn thức ăn loãng trong thời gian bị kiết lỵ

Chỉ cho bé dùng thuốc kê đơn của bác sĩ, bù nước cho bé để tránh bị mất nước

Cha mẹ cần đảm bảo thực hiện những cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em sau:

- Cho bé ăn chín uống sôi. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ.

- Do sức đề kháng của bé còn yếu nên mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày để giúp bé tăng cường hệ miễn dịch

- Tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi sinh hoạt ăn uống vui chơi cho bé là cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Những thực phẩm nên sử dụng khi bị kiết lỵ

Nên chọn những món ăn nhạt, loãng, không có xơ và dầu mỡ để dễ tiêu hóa. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no vào một bữa.

Nên ăn thực phẩm như: Gạo tẻ gạo nếp mì, đại mạch, đậu cove, đậu non, củ mài hạt sen đậu xanh Đây là những thực phẩm này ngoài việc dễ tiêu, còn có tác dụng hạn chế đi lỏng.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn: Nên luộc, hoặc ép thành nước cho dễ sử dụng. Các loại hoa quả như chuối táo giàu kali chứa pectin - chất xơ hòa tan trong nước giúp giảm tiêu chảy khi bị kiết lỵ.

Lựa chọn thực phẩm thông minh cũng chính là cách chữa kiết lỵ ở trẻ

Lựa chọn thực phẩm thông minh cũng chính là cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp cải thiện sức khỏe ruột kết, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị kiết lỵ.

Nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn lỵ tốt vào chế độ ăn khi bị kiết lỵ: Tỏi, lá chè ngó sen ổi,...

Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên bổ sung nước oresol để tránh mất nước kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Thực phẩm cần tránh khi bị kiết lỵ

Các sản phẩm sữa như pho mát kem, bơ và kem, đây là những thực phẩm gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Có thể thay thế các sản phẩm sữa từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành sữa hạnh nhân.

Thức ăn cay, chứa nhiều dầu mỡ, sẽ làm tình trạng kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại trái cây có nhiều chất xơ như: Bưởi cam quýt.

Đồ uống có cồn có ga, có chứa cafein như: Rượu bia cà phê, soda nước ngọt

Hạn chế thực phẩm gây đầy hơi chướng bụng như: Ngũ cốc nguyên hạt các loại hạt hành tây đậu bắp đậu Hà Lan bông cải xanh súp lơ cũng là cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật