Triệu chứng bệnh cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cả hai bệnh chứng đều do vi rút gây ra, dấu hiệu tương tự nên dễ nhầm, và có thể bị đe dọa tính mạng.

Hai bệnh khác nhau nhưng lại rất dễ nhầm

Chị Trần Mai Anh (Hà Nam) mấy hôm trước ra Hà Nội cất hàng, khi về bị dính mưa rồi chảy nước mũi hắt hơi liên tục. Chị tự mua thuốc hạ sốtthuốc cảm về uống, nhưng triệu chứng có vẻ tăng nặng, tới ngày thứ 3 thấy sốt cao đau ngực khó thở mệt mỏi nhiều hơn… mới đi viện. Bác sĩ khám, phát hiện chị bị cảm cúm chứ không phải là cảm lạnh. Thảo nào uống thuốc không khỏi, còn làm bệnh nặng hơn.

Theo các bác sĩ, giao mùa nóng sang lạnh, khiến các loại virus gây bệnh cảm cúm cảm lạnh phát triển, lượng người đau ốm nhập viện tăng vọt, nhất là trẻ nhỏ. Rất nhiều người vào viện trong tình trạng bệnh nặng do nhầm giữa hai bệnh cảm cúm với cảm lạnh là một.

Thực tế đó là 2 căn bệnh khác nhau, nhưng do các triệu chứng khá giống nhau nên người dân nhầm lẫn, dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Vì vậy người dân cần biết phân biệt hai bệnh để điều trị đúng cách mới khỏi bệnh.

Bệnh cảm lạnh

Nguyên nhân bị cảm lạnh do giao mùa thời tiết thay đổi cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến mệt mỏi chóng mặt sổ mũi nhức đầu

- Bệnh do các virus gây ra, nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên.

- Dấu hiệu đặc trưng: Đau rát vùng cổ họng (thường đi kèm viêm họng). Sau 1-2 ngày sẽ chảy nước mũi hắt hơi chảy nước mắt, kèm ho

- Cơ thể bứt rứt, khó chịu nhưng vẫn có thể làm việc.

- Sốt là dấu hiệu phụ của cảm lạnh. Người lớn thường bị sốt nhẹ, không quá 38 độ C. Trẻ nhỏ có thể sốt cao hơn.

Các triệu chứng trên thường mất đi sau 3 -7 ngày, nếu kéo dài hơn có thể bị bội nhiễm vi trùng, hay bệnh lý khác. Nếu nước mũi chuyển thành màu vàng, hoặc xanh, dịch mũi đặc do bị nhiễm trùng nặng rồi. Biến chứng cảm lạnh có thể là: Nghẹt mũi, viêm tai giữa… Đôi khi triệu chứng cảm lạnh bị nhầm lẫn với viêm xoang viêm mũi dị ứng Nhưng rất hiếm khi bị nặng, đe dọa tính mạng.

Tính chất bệnh cảm lạnh là triệu chứng tiến triển chậm, dễ chữa khỏi bằng kinh nghiệm dân gian (không cần dùng kháng sinh), hoặc chỉ dùng thuốc viêm họng thuốc thông mũi đã giảm đáng kể những triệu chứng đi kèm. Người bệnh được nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh khỏe lại.

Bệnh cảm cúm

Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra gây tổn thương đường hô hấp trên, có thể gây viêm phế quản cấp thậm chí viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

- Triệu chứng bị cúm tương tự như cảm lạnh, nhưng bệnh trầm trọng, diễn biến rất nhanh.

- Đặc điểm chính của cảm cúm là thường sốt cao từ 38-39 độ C (khác với cảm lạnh sốt chỉ là dấu hiệu phụ).

- Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nặng nhanh. Kèm theo sốt là đau đầu đau nhức cơ thể sổ mũi (nếu nhiễm các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn bị nôn ói tiêu chảy nhiều đau đầu dữ dội… và có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách).

- cảm cúm rất dễ dàng lây lan, không có thuốc đặc trị nên bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng.

Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày.

Đến viện khi nào?

Vì triệu chứng của bệnh cảm và cúm dễ nhầm lẫn, nên các bác sĩ khuyến cáo người dân chú ý các triệu chứng nặng như: Đau ngực trầm trọng đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt lú lẫn nôn ói liên tục… của 2 bệnh này để đi cấp cứu kịp thời.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu sau cần sớm đến các cơ sở y tế chữa trị:

- Nếu cảm lạnh bị bội nhiễm vi trùng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng hô hấp sốt cao - cần nhập viện điều trị.

- Bệnh kéo dài hơn một tuần;

- Sốt cao khó hạ, hay sốt kéo dài quá 3 ngày liên tục;

- Đau rát vùng hầu họng không thể nuốt thức ăn;

- Ho kéo dài quá 2 tuần;

- Dù các triệu chứng khác đã dứt hẳn, tình trạng đau đầu, mỏi cơ còn rất trầm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

- Khi bệnh có dấu hiệu tăng nặng, kèm sốt liên tục đau khi nuốt đau đầu và tắc mũi không khỏi khó thở buồn nôn… thì đó là bị cảm cúm, cần đi viện ngay – đề phòng là những chủng cúm nguy hiểm có thể gây suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đe dọa tới tính mạng.

Phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm

Theo Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), cách tốt nhất để phòng ngừa cảm, cúm là nên vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng.

Tăng cường tập thể dục ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây… để tăng sức đề kháng hỗ trợ cơ thể vượt qua các đợt cảm, cúm.

- Về vệ sinh các vị trí ít và vật dụng dễ bị dính dịch tiết chứa virus như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím...

- Chú ý mặc đồ ấm khi trời trở lạnh.

- Vì bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng, nên khi bị cảm lạnh, hay cúm cần nghỉ ngơi ở nhà, tránh tới công sở, trường học, nơi công cộng… để tránh lây lan.

Hai bệnh không nguy hiểm, nhưng người dân cần theo dõi, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh lành bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật