Một số bệnh trẻ em thường mắc phải khi thiếu vitamin D

Vitamin D được biết đến như một liệu pháp tối ưu cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Song, không phải ở đâu, không phải lúc nào, không phải bà mẹ nào cũng hiểu thực sự được cách sử dụng vitamin D.

Bệnh ở trẻ do thiếu vitamin D

Bệnh do thiếu vitamin D dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa phospho, calci làm cho muối calci không thể tập trung ở bộ phận của xương một cách bình thường. Bệnh thường gặp ở những trẻ do mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa, phải nuôi bộ mà không được bổ sung vitamin D hay trẻ em được bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

Những trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đặc biệt là trẻ có các bệnh nhiễm trùng các bệnh tiêu chảy làm cơ thể không hấp thu được vitamin D, calci, phospho.

Biểu hiện ban đầu của bệnh còi xương với các triệu chứng thần kinh tinh thần như nhiều mồ hôi giật mình ban đêm, bồn chồn không yên. Tuy nhiên, cần chú ý các biểu hiện này cũng không phải là các biểu hiện đặc hiệu của bệnh còi xương. Ở trẻ 3 - 6 tháng tuổi, những xương ở giữa xương chẩm, xương đỉnh, ấn lên có cảm giác đàn hồi.

Những trẻ trên 8 - 9 tháng có thể có biểu hiện sọ vuông, thóp trước quá to, liền chậm. Đối với trẻ lớn hơn một chút, đầu to dần, trán dô, chân vòng kiềng, tay cong, dáng đi xiêu vẹo, có thể có trường hợp biến dạng nặng, trẻ không đi được. Trẻ có lồng ngực to như ức gà hoặc lõm sâu, trẻ sẽ gù lưng nếu ngồi sớm hoặc nằm võng nhiều. Có thể bị vẹo cột sống nếu bế cắp nách nhiều.

Ngoài ra còn có thể có các biểu hiện khác như da xanh, gầy còm, chậm biết ngồi, chậm biết đi. Một điều đáng lưu ý là có trẻ nhìn bề ngoài có vẻ mũm mĩm nhưng da lại không hồng xương chậu bị hẹp, điều này rất nguy hiểm nếu xảy ra với các bé gái.

Vai trò của vitamin D

Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7, trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu vitamin D của cơ thể.

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ  tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphat; nó làm tăng hấp thu calci và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu calci ở thận tham gia vào quá trình calci hóa sụn tăng trưởng. Do vậy, vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em.

Bên cạnh đó nó còn có vai trò điều hòa nồng độ calci trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ calci và phospho làm calci máu giảm, khi đó calci bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ calci trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn còi xương chậm biết đi, chân vòng kiềng... người lớn sẽ bị loãng xương thưa xương, xương dễ gãy

Tuy nhiên, khi nào cần bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến của nhân viên y tế, không nên tự ý sử dụng thuốc Vì bên cạnh các tác dụng tốt như trên vitamin D còn có những tác dụng phụ nguy hiểm nếu dùng thuốc không đúng. Khi đó thuốc có thể gây chứng tăng calci huyết, tăng calci niệu, thậm chí gây sỏi thận tăng huyết áp đau nhức khớp; có thể gặp tình trạng ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi nhức đầu nôn buồn nôn tiêu chảy

Dự phòng như thế nào?

Với người mẹ đang mang thai: Phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tạo nguồn sữa tốt cho con, chú ý tới nguồn thức ăn giàu vitamin D như gan trứng cá biển; có thể uống thêm dầu cá vitamin D phối hợp với viên sắt để phòng thiếu máu

Đối với trẻ nhỏ: Phải cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 4 - 6 tháng đầu, nếu đến tuổi ăn dặm thì chú ý khẩu phần ăn đa dạng, đảm bảo đủ các chất muối khoáng và vitamin cho cơ thể.

Với trẻ không có sữa mẹ, trẻ nhẹ cân, thiếu tháng: Trẻ phải được cung cấp vitamin D ngay từ tuần lễ thứ 2 sau khi đẻ, cần cung cấp đầy đủ và liên tục trong vòng một năm đầu sẽ tránh được những việc trở ngại cho cấu tạo bộ xương và răng Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D như thế nào cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng

Chú ý: Cho trẻ ăn những loại thức ăn giàu vitamin D như gan lòng đỏ trứng gà bơ. Mỗi buổi sáng trước 9 giờ, cho trẻ ra ngoài trời khoảng 10 -15phút để trẻ tắm nắng nhưng cũng không nên cho trẻ tắm nắng quá lâu (với trẻ dưới 1 tuổi) còn với trẻ trên 1 tuổi cần tắm nắng ngày hai lần; phải luôn giữ một chế độ vệ sinh phòng bệnh tốt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng. Khi dùng bổ sung vitamin D hay calci nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý bổ sung để tránh những hậu quả không đáng có.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật