Những dấu hiệu rõ rệt cảnh báo trẻ nhỏ đã bị bệnh tim bẩm sinh

Viêm phổi, viêm phế quản là một trong những dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.

Triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh có nhiều điểm giống với các dấu hiệu của viêm phổi viêm phế quản nên nhiều trường hợp phát hiện bệnh muộn, có thể nguy hiểm đến tính mạng và chi phí điều trị tốn kém.

Dễ nhầm với viêm phổi, phế quản

Gần 5 tuổi nhưng bé Lê Hoàng M. (tỉnh Hà Tĩnh) chỉ nặng 10 kg, chân tay như cành củi khô, ngực bị biến dạng. Mẹ bé cho biết từ nhỏ cháu đã khó ăn, chậm lớn. Cách mấy tháng lại thở khò khè ho sốt vì viêm phổi viêm phế quản Mỗi lần bị bệnh, nhẹ thì uống thuốc nặng thì tiêm kháng sinh vào là ổn. Thấy con còi cọc, mẹ bé M. chỉ nghĩ là cháu hay bệnh phải tiêm kháng sinh nhiều nên suy dinh dưỡng Cách đây 2 tháng, cháu bị viêm phổi nặng khó thở chân tay phù nề lồng ngực biến dạng gia đình vội đưa lên bệnh viện tỉnh khám. Sau khi nghe tim phổi, các bác sĩ nghi ngờ cháu có bất thường về tim nên đề nghị gia đình đưa cháu về Hà Nội. Tại Viện Tim mạch quốc gia, cháu được chẩn đoán bị thông liên thất và có chỉ định phẫu thuật.

Với trường hợp bé M., dù muộn nhưng bệnh nhân vẫn có cơ hội được phẫu thuật sửa khiếm khuyết của tim trong khi không ít trường hợp bệnh nhân đến muộn đã mất đi cơ hội chữa trị. Điển hình là bệnh nhân Nguyễn B.S (20 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa), sinh viên năm thứ 2 của một trường cao đẳng tại Hà Nội Theo mẹ bệnh nhân S., từ nhỏ, S. đã ốm đau quặt quẹo nhưng vẫn ăn uốnghọc tập bình thường. Hồi nhỏ, nhiều khi thấy con xanh xao, gầy gò, hay bị viêm họng viêm phế quản bà nghĩ đơn giản là do thể trạng nên chỉ ra trạm y tế xã khám qua loa. ‘Gần đây, S. hay khó thở hôm vừa rồi trong lúc đang học, cháu bị ngất và được bạn bè đưa đi viện. Các bác sĩ nói cháu bị suy tim không thể phẫu thuật’ - mẹ bệnh nhân S. sụt sùi.

Theo BS Trần Bảo Trang, Phòng C5 Tim mạch nhi (Viện Tim mạch quốc gia), bệnh nhân S. là một trong những trường hợp đáng tiếc vì phát hiện bệnh quá muộn. Bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn suy tim chỉ có thể điều trị cầm chừng, không có chỉ định phẫu thuật và tính mạng có thể nguy hiểm bất cứ lúc nào.

PGS-TS Trương Thanh Hương, Trưởng Phòng C5 tim mạch nhi (Viện Tim mạch quốc gia), cho biết ước tính mỗi năm Việt Nam có 16.000-20.000 trẻ ra đời mắc bệnh tim bẩm sinh Các dị tật tim hay gặp ở trẻ như thông liên thất thông liên nhĩ hẹp eo động mạch chủ, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, hẹp van động mạch phổi, không lỗ van ba lá, tứ chứng Fallot… Trẻ em sinh non nhẹ cân thì có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh cao hơn. Tim bẩm sinh là bệnh nguy hiểm nhưng hầu hết các bệnh loại này nếu được can thiệp sớm sẽ chữa khỏi hoàn toàn, trẻ có cơ hội trở lại với cuộc sống khỏe mạnh.

Trẻ mắc bệnh được mổ càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 5 tuổi. Thực tế có những dạng tim bẩm sinh phải mổ ngay từ những tháng đầu sau sinh nếu không sẽ tử vong Nhưng nếu không được mổ có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi do thừa máu hoặc suy tim do thiếu máu cả hai có thể là nguyên nhân gây tử vong sớm ở trẻ. Hơn nữa, cơ thể sẽ bị suy nhược trong thời gian dài, khiến trẻ chậm phát triển. Cũng theo PGS Hương, điều dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc tim bẩm sinh là cơ thể còi cọc, thể chất kém, chậm lớn.

Những trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ bị các dị tật tim bẩm sinh cao hơn. Còn với những cháu sinh bình thường, nếu bị tim bẩm sinh cũng có một vài triệu chứng ban đầu giúp phát hiện bệnh sớm, như khi bú hoặc khóc mà trẻ có biểu hiện khó thở hoặc chỉ bú mẹ được chốc lát là rời vú mẹ vì khó thở mặc dù bé vẫn chưa no. Trường hợp bé thở nhanh hổn hển, cánh mũi phập phồng mạnh, cằn nhằn, cáu gắt, có biểu hiện tím môi khi bú hoặc khóc thì người mẹ cũng cần để ý... Khi bé có các dấu hiệu này thì cha mẹ nên đưa bé đi khám. Với tiến bộ của kỹ thuật siêu âm, phần lớn các ca tim bẩm sinh đều có thể được phát hiện từ lúc thai nhi mới vài tháng tuổi.

Theo BS Vũ Hữu Thời, Khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, trẻ hay bị viêm phổi viêm phế quản là một trong những dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh tim bẩm sinh. Với những trẻ này, đôi khi dấu hiệu của bệnh lý tim mạch thường bị lấn át bởi các biểu hiện của viêm phổi Do đó, khi trẻ bị các bệnhviêm phế quản viêm phổi tái đi tái lại cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật