So sánh sự khác nhau giữa bệnh sởi và viêm não Nhật Bản

Trong khi sởi lây từ người sang người thì viêm não Nhật Bản lây truyền qua vật trung gian là muỗi.

Năm 2014, sởi và bệnh viêm não Nhật Bản là hai bệnh bùng phát mạnh nhất, nhiều nhất, thường xuất hiện theo mùa và đều có nguy cơ gây biến chứng và tử vong

Dưới đây là cái nhìn tổng quan nhất về các triệu trứng bệnh, nguyên nhân, hậu quả, chăm sóc điều trị và lịch tiêm chủng hai bệnh này.

Bệnh sởi một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhiễm trùng hệ thống miễn dịchnhiễm trùng da gây ra vi-rút sởi, gặp nhiều nhất vào mùa Xuân khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em

Bệnh viêm não Nhật Bản (còn được gọi là viêm não mùa Hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao và thường gặp nhiều ở trẻ em.

1. Triệu chứng:

Bệnh sởi: Khi trẻ bị sởi thường có những biểu hiện sau qua các thời kỳ:

- Ủ bệnh: Thời kỳ này trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.

- Khởi phát: Đây là thời kỳ dễ lây và lây nhanh nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: Sốt nhẹ hoặc sốt cao 39,5-40oC. Bên cạnh biểu hiện sốt cao, còn kèm theo các triệu chứng khác như co giật mệt mỏi nhức đầu đau cơ đau khớp Người bệnh chảy nước mắt kết mạc mắt đỏ, sợ ánh sáng giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù hắt hơi sổ mũi ho đàm khàn giọng Có thể gây viêm thanh quản co rút, nếu có triệu chứng viêm long ở đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy

Trẻ mắc sởi

- Thời kỳ phát ban: Các nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh.

- Thời kỳ phục hồi: Ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.

Bệnh viêm não Nhật Bản: Thời kỳ ủ bệnh là 1 – 6 ngày, ngắn nhất 24 giờ và có khi tới 14 ngày. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt đau đầu buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao co giật co cứng cơ và lú lẫn rối loạn hô hấp tăng tiết đờm dãi, nhịp tim nhanh chướng bụng nôn, bí đại tiểu tiện và ngừng hô hấp đột ngột. Trong các trường hợp nặng dẫn đến tử vong, thường thấy sốt trên 40oC kèm với các rối loạn thần kinh thực vật. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến thứ 8 của giai đoạn cấp. Với các bệnh nhân sống sót có thể để lại các di chứng thần kinh tâm thần.

2. Nguyên nhân:

Bệnh sởi gây ra bởi siêu vi sởi. Bệnh này dễ lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Chủ yếu lây qua đường hô hấp; trực tiếp khi bệnh nhân ho hắt hơi nói chuyện; lây gián tiếp ít gặp vì vi-rút sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm vi-rút (thường là từ lợn) rồi lại đốt người và truyền bệnh cho người. Vì vậy ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bị viêm não Nhật Bản không làm lây bệnh.
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi-rút viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm vắc-xin.

3. Hậu quả:

Bệnh sởi: Tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 10%-20%. Tuy nhiên, về cơ bản đây là một bệnh lành tính vì thông thường hệ miễn dịch của bạn sẽ tự loại bỏ vi-rút sởi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Chỉ cần cho người bệnh uống thật nhiều nước vitamin ăn uống thanh mát, không uống kháng sinh. Các biến chứng nặng của sởi là do cơ thể thiếu đề kháng và kiêng cữ không đầy đủ.

Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với người mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là các bé có thể trạng yếu, trẻ sinh non không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

4. Chăm sóc và điều trị:

Bệnh sởi:

- Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho trẻ, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô cá chép cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn cá diếc sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó thịt gà vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

- Trong giai đoạn bị bệnh sởi nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng cà rốt củ cải táo, lê, đào… để cung cấp năng lượng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn tiêu chảyđi tiểu nhiều Vì vậy, cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3-4 lần/ngày.

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh chỉ nên dùng B1 vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt thì nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị.

Bệnh viêm não Nhật Bản: Cho đến nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh này. Chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong giai đoạn phục hồi, người bệnh cũng cần được huấn luyện phục hồi chống các di chứng.

Bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc-xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vắc-xin, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh, bao gồm:

- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà.

-  Ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối, đề phòng muỗi đốt. Sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

-  Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật