Cẩn trọng với chứng béo phì khi mang thai các mẹ nhé

Tâm lý của các bà mẹ là khi mang thai phải tầm bổ nhiều thì thai nhi mới được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, liệu đây có phải là quan niệm đúng đắn.

Nguy hại của chứng béo phì thai nghén

Rất nhiều thai phu mắc phải chứng béo phì khi mang thai do hậu quả của việc tầm bổ quá mức, và mức độ nguy hại của bệnh phụ thuộc vào sự béo phì và các hội chứng thai nghén kèm theo.

Có khoảng 75% số phụ nữ béo phì thai nghén có liên quan tới các bệnh như ngôi thai không thuận vỡ ối sớm đẻ khó, có thể thiếu máu mất máu nhiều và khả năng đẻ mổ tăng cao...

Ngoài ra béo phì làm tăng lực cản mạch máu ngoại vi, ảnh hưởng lưu thông máu, dẫn đến bệnh huyết áp cao phù nề Người nặng hơn sẽ làm tổn thương chức năng tim thận gây ra các triệu chứng suy giảm chức năng tim thận như đái anbumin, hụt hơi, khó nằm ngửa… gọi chung là hội chứng ngộ độc thai nghén. Triệu chứng này nếu không điều trị kịp thời sẽ xảy ra co giật mất ý thức, nguy hiểm tính mạng cả mẹ lẫn con.

Tuy nhiên, ở nhưng phụ nữ béo phì thai nghén thì thai sẽ lớn hơn những người không bị béo phì nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh lại cao hơn và chất lượng sữa của bà mẹ béo phì thai nghén cũng kém hơn cả về số lượng và chất lượng.

Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ béo phì khi mang thai cũng cao hơn bình thường.

Biện pháp phòng chống béo phì thai nghén

Nếu bạn có ý định mang thai  trước tiên hãy đi khám phụ khoa, kiểm tra có quan sinh sản và điều trị một số bệnh mạn tính nếu có như huyết áp đái tháo đường

Tiếp đến phải có chế độ ăn hợp lý và cân bằng sau đó cần đi khám bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng để lên kế hoạch chăm sóc đặc biệt nếu đã xác định là có thai. Khám thai định kỳ với ít nhất 3 lần/1 thai kỳ hoặc bất kỳ khi nào nếu có các dấu hiệu bất thường về thai nghén cũng như sức khỏe

Giám sát kỹ chỉ số đường huyết chỉ số huyết áp cũng như các thông số sinh hóa về chức năng gan chức năng thận trong suốt thai kỳ làm sao duy trì các chỉ số luôn luôn trong giới hạn bình thường.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gặp các biểu hiện mệt mỏi nôn nghén, ăn không ngon miệng, trọng lượng sản phụ có thể tăng ít hoặc không tăng. Ba tháng giữa sản phụ có thể tăng 4-5 kg thể trọng.

Ba tháng cuối của thai kỳ các nguy cơ tăng huyết áp tiền sản giật đái tháo đường thai kỳ hội chứng ống cổ tay khi mang thai, giãn khớp cùng chậu và sinh non là những bệnh lý có thể xảy ra cần được quan tâm theo dõi.

Ở giai đoạn này thai nhi và các phần phụ phát triển nhanh, người mẹ có thể tăng 5 -6 kg trong ba tháng cuối. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của bản thân và hạn chế việc tăng cân quá nhanh nhưng cũng cần tập luyện những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật