Ung thư tuyến giáp - Liệu có thể chữa khỏi hay không?

Ung thư tuyến giáp (UTTG) là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất, chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Đây là một loại ung thư có tiên lượng tốt và có thể điều trị khỏi, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Đa số các trường hợp UTTG không tìm được nguyên nhân, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ như sau: ở những bệnh nhân có tiền sử chiếu tia phóng xạ để điều trị các bệnh vùng đầu cổ, đặc biệt lúc còn nhỏ sẽ có nguy cơ phát triển thành u tuyến giáp; do bị nhiễm bức xạ từ môi trường, nhưng nguy cơ này chỉ xảy ra ở rất ít bệnh nhân; đột biến gen khoảng 20 – 25% bệnh nhân bị UTTG thể tuỷ có thể là do yếu tố di truyền và do một loại gene bất thường gây ra, hiện nay chức năng của các gene này còn ít được biết và đang tiếp tục nghiên cứu.

Việc nghiên cứu các bất thường phân tử gây ra UTTG có một tầm quan trọng trong lâm sàng vì sự nhận định những yếu tố tăng trưởng có liên quan đến sự tăng sinh của khối u có thể sử dụng làm nền tảng cho các biện pháp điều trị mới; do không bổ sung đủ iod trong lượng thức ăn hàng ngày thừa cân nghiện rượu thuốc lá; do thừa iod; bệnh nhân có u đơn nhân hay u đa nhân giáp trạng; các bệnh tuyến giáp lành tính như bướu cổ viêm tuyến giáp Các yếu tố khác như kích thích TSH (là hormon do tuyến yên tiết ra) kéo dài, tiền sử bệnh basedow khi phát triển khối u giáp.

Ai dễ mắc bệnh?

phụ nữ ngoài nguy cơ mắc phải các căn bệnh ung thưung thư tử cung ung thư buồng trứng thì phụ nữ cũng là đối tượng mắc bệnh UTTG cao, gấp 2-3 lần nam giới. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở lứa tuổi 7 – 20 và 40 – 65 tuổi.

Các loại ung thư tuyến giáp thường gặp

Dựa vào kết quả sinh thiết người ta có thể phân loại mô bệnh học UTTG theo Tổ chức Y tế thế giới như sau:

Ung thư biểu mô nhú: đặc điểm của loại này là có khối u dần phình to ở cổ và không đau nhưng làm bệnh nhân bị khàn giọng tuyến giáp của người bệnh không bị thay đổi nhưng một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng cường giáp

Ung thư biểu mô nang: khối u ở tuyến giáp phát hiện rất nhanh nên người bệnh rất dễ nhận biết. Biểu hiện bởi tình trạng khàn giọng. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng di căn.

Ung thư biểu mô tủy: đặc điểm của bệnh là khối u cứng không đau nổi nhiều hạch bạch huyết và có thể gây khàn giọng.

Ung thư biểu mô không biệt hóa: có khối u cứng ở cổ, sưng to và phát triển nhanh. Tuyến giáp bị sưng to và có hiện tượng di căn.

Các loại khác: ung thư biểu mô nhầy; ung thư biểu mô dạng biểu bì nhầy; ung thư biểu mô vảy.

Trên lâm sàng UTTG được phân loại thành nhiều thể khác nhau nhưng chúng đều xuất phát từ hai loại tế bào nang, cận nang và tổ chức liên kết, tế bào miễn dịch Ở giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều trường hợp bệnh được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám sức khỏe Chính vì thế khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên và nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao thì người bệnh nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình.

Điều trị bệnh

So với các loại ung thư khác thì bệnh UTTG đáp ứng tốt được với quá trình điều trị. Sau điều trị bệnh nhân có tỷ lệ sống cao và kéo dài nhất. Biện pháp điều trị tối ưu nhất là phẫu thuật, nhằm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị ảnh hưởng và các hạch bạch huyết Sau phẫu thuật một số bệnh nhân phải tiếp tục được điều trị bằng thuốc phóng xạ iod 131 hoặc xạ trị

Điều trị phẫu thuật

Với ung thư thể nhú, cắt toàn bộ thuỳ giáp cùng bên đối với u lớn hơn 1cm, bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ thấp, khối u không vượt quá vỏ bao tuyến giáp, không thâm nhiễm mạch máu và di căn. Cắt tuyến giáp toàn bộ hiện nay được nhiều bác sĩ lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân UTTG thể nhú ở cả hai thùy, khối u vượt quá vỏ bao tuyến giáp, xâm lấn tại chỗ hay đã có di căn. Phương pháp phẫu thuật này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị bổ trợ bằng phóng xạ iod 131 sau mổ.

Đa số các khối u thể nang và tế bào Hurthlre có biểu hiện là những nhân giáp đơn độc, tương đối mềm và có kích thước khá lớn (2 đến 5cm). Vì vậy, nhiều bác sĩ khuyến cáo nên tiến hành cắt toàn bộ một thùy giáp và eo tuyến. Sau phẫu thuật nếu kết quả giải phẫu bệnh lý là u lành tính hoặc khối u ác tính nhỏ và chỉ xâm lấn tối thiểu thì bệnh nhân không phải điều trị gì thêm. Nếu tổn thương được xác định là ác tính, có thâm nhiễm, di căn hạch... thì bệnh nhân được chỉ định cắt tuyến giáp toàn bộ và điều trị iod 131.

Khi bệnh nhân bị UTTG thể biệt hóa di căn hạch, theo khuyến cáo của Hiệp hội nội tiết học lâm sàng Hoa Kỳ  thì phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch cổ là tối ưu nhất. Đây là biện pháp lý tưởng, làm giảm tái phát tại chỗ và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng iod 131 điều trị hủy mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật.

Sau phẫu thuật người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định Xquang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời.

UTTG thường có nhiều ổ, các nghiên cứu giải phẫu bệnh sau phẫu thuật cho thấy 32% số bệnh nhân có các ổ ung thư ở cả hai thùy, 50% có nhiều ổ nhỏ trong một thùy nên phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ là chỉ định được lựa chọn ở các trung tâm chuyên khoa về tuyến giáp. Tuy nhiên, ngay cả đối với các phẫu thuật viên có kinh nghiệm về phẫu thuật, vẫn có tới 80% các trường hợp bệnh nhân có mô giáp sót sau phẫu thuật. Trong nhiều trường hợp, tổ chức khối u xâm lấn vào mạch máu, thần kinh, đường thở... cũng không cho phép phẫu thuật viên cắt triệt để nhu mô tuyến giáp. Hơn nữa điều trị bằng phẫu thuật cắt giáp đơn thuần không giải quyết được các trường hợp UTTG đã có di căn xa vào phổi, xương, não cho nên việc điều trị bằng iod 131 sau phẫu thuật là yêu cầu cần thiết và hết sức quan trọng.

Điều trị iod 131: phương pháp iod 131 chỉ có tác dụng với những trường hợp UTTG thể biệt hoá, là loại tế bào ung thư có khả năng hấp thu iod 131. Phương pháp này đã được sử dụng ở Mỹ và trên thế giới hơn 60 năm và có hiệu quả điều trị cao. Iod 131 là một đồng vị phóng xạ, có tác dụng loại bỏ phần tổ chức tuyến giáp còn sót sau phẫu thuật bao gồm cả mô giáp lành tính và cả những ổ ung thư rất nhỏ, tạo điều kiện theo dõi sự tiến triển của bệnh bằng định lượng nồng độ Thyroglobulin (Tg) – một protein chỉ có nguồn gốc từ mô giáp. Vì vậy, khi tuyến giáp đã được loại bỏ hoàn toàn Tg được coi là chất chỉ điểm đáng tin cậy trong theo dõi tiến triển của bệnh. Điều trị những ổ di căn ung thư tại các tổ chức hạch, phổi, xương...

Tuy vậy, không nên điều trị iod 131một cách thường quy sau mổ mà chỉ dành cho các loại ung thư thể biệt hoá (nhú, nang), tuổi cao, nhiều ổ, có xâm lấn tại chỗ, và đặc biệt có di căn xa. Dùng iod 131 làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ nhưng không kéo dài thời gian sống thêm. Đối với UTTG có di căn xa (xương, phổi) đáp ứng tốt với điều trị này, đặc biệt là loại có bắt iod phóng xạ.

Điều trị nội tiết: sử dụng hormon tuyến giáp hay liệu pháp ức chế TSH nhằm ức chế TSH huyết thanh. Levothyroxine được sử dụng với liều cao hơn nhu cầu sinh lý bình thường để ức chế sự sản xuất TSH của tuyến yên.

Levothyroxine được dùng cho bệnh nhân UTTG sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ vào khoảng thời gian giữa các đợt điều trị iod 131 và khi bệnh nhân đã xóa sạch mô giáp sót. Mục đích của liệu pháp hormon là thay thế hoạt động của tuyến giáp đã cắt bỏ và ức chế TSH, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư có nguồn gốc từ tế bào nang tuyến, tác dụng giảm tỷ lệ tái phát và tăng thời gian sống thêm.

Xạ trị ngoài: mặc dù xạ trị ngoài trong UTTG là một vấn đề còn nhiều tranh luận, nhất là với ung thư thể biệt hoá. Phương pháp này ít được sử dụng ở đa số các trung tâm điều trị ung thư ở Mỹ, nhưng xạ trị ngoài là chỉ định không thể thiếu trong di căn xương không phẫu thuật được, hoặc di căn cột sống hoặc nền sọ mà không bắt iod phóng xạ. Chỉ định cho các trường hợp phẫu thuật không lấy hết được tổ chức ung thư, có nguy cơ tái phát, ung thư thể không biệt hoá hoặc phối hợp với iod 131 để tăng hiệu quả của iod phóng xạ.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đối với các bệnh ác tính và mạn tính rất quan trọng. Bệnh nhân cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng cần phải ăn uống vệ sinh và chọn thực phẩm giàu canxi Ngoài ra, cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và những chất kích thích tim mạch như rượu bia cà phê... Trong một số trường hợp bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ đang theo dõi về tình trạng này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật