Cảnh báo nguy cơ đột quỵ, ung thư khi ăn quá nhiều muối
Đêm nào cũng thức tới gần sáng chơi game, người đàn ông bị đột quỵ: Sống cảnh liệt chân suốt đời
Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của 5 bệnh “thiệt mạng” cao
Tổ chức Y tế thế giới WHO và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF kêu gọi các cơ quan quản lý của Việt Nam tăng cường thực hiện Nghị định 09/2016/ND-CP của Chính phủ về việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào muối bột mì dầu ăn và sử dụng muối I-ốt và bột mì đã bổ sung vi chất vào chế biến thực phẩm
Tuy nhiên, tổ chức WHO và UNICEF nhận thấy Nghị định chưa được thực hiện sâu rộng sau hơn hai năm ra đời.
Cần sử dụng muối đúng liều lượng
Cũng theo WHO, thiếu hụt I-ốt là nguyên nhân chính dẫn đến mất khả năng trí tuệ ở trẻ em thai chết lưu và sảy thai ở phụ nữ Việt Nam đang nằm trong nhóm 19 nước còn lại trên thế giới bị thiếu I-ốt.
Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2011 chỉ ra rằng, chỉ có 45% hộ gia đình ở Việt Nam đang sử dụng muối I-ốt, thấp hơn nhiều so với mức khuyến cáo toàn cầu về phổ cập sử dụng muối I-ốt toàn dân là 90%. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi và 37% phụ nữ mang thai bị thiếu máu trẻ em bị thiếu hụt kẽm cũng rất cao (69%) và phụ nữ mang thai (80,3%).
Đối với sắt, nếu thiếu sẽ làm tăng nguy cơ tử vong mẹ, phát triển thai nhi kém, suy yếu nhận thức và vận động ở trẻ em, giảm năng suất lao động ở người lớn. Thiếu kẽm còn làm tăng tỷ lệ mắc tiêu chảy nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và tử vong trẻ em.
Theo các chuyên gia y tế, việc bổ sung vi chất vào thực phẩm chế biến và các loại gia vị mặn, dầu ăn và bột mì, đã được toàn cầu ghi nhận và là một chiến lược hiệu quả với chi phí thấp để tăng lượng dưỡng chất vào cơ thể mà không cần phải thay đổi thói quen ăn uống hoặc cần tới nguồn ngân sách lớn của quốc gia.
Tổ chức WHO đã khuyến cáo toàn bộ muối ăn được dùng trong gia đình hay chế biến thực phẩm đều cần được tăng cường I-ốt như một chiến lược hiệu quả và an toàn để phòng ngừa và kiểm soát các rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.
Chính vì vậy, WHO và UNICEF mạnh mẽ khuyến cáo các cơ quan quản lý của Việt Nam tăng cường thực hiện Nghị định 09, bao gồm đảm bảo thực phẩm được chế biến bằng muối I-ốt và bột mì đã được bổ sung vi chất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến và phân phối thực phẩm với các quy định rõ ràng hướng dẫn thực hiện Nghị định và sử dụng nguyên liệu đã bổ sung vi chất để chế biến thực phẩm.
Hai tổ chức này cũng lưu ý, bắt buộc bổ sung vi chất vào muối, bột mì và dầu ăn là những biện pháp quan trọng giúp thực hiện Nghị Quyết 20/NQ-TW mới đây của Trung ương Đảng để nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thói quen sử dụng quá nhiều muối trong ăn uống gây hại sức khỏe.
Thực trạng cho thấy tại Việt Nam, người dân vẫn quen sử dụng nhiều loại gia vị trong nấu nướng. Phần lớn mọi người vẫn yêu thích các món ăn đậm đà, nhiều hương vị mà không phải ai cũng biết tiết chế liều lượng ăn các loại gia vị đúng cách. Nếu không có kiến thức cơ bản, việc lạm dụng nhiều muối, gia vị trong các món ăn mặn có thể gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe mỗi người.
Thừa muối gây nhiều bệnh nghiêm trọng
Tăng huyết áp: dùng quá nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng lên. Muối thừa trong cơ thể cần nhiều chất lỏng để hòa tan, và vì vậy các tế bào giữ nước, tăng thể tích máu. Điều này khiến cho các mạch máu và tim phải tăng tốc để bơm máu. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn ít muối có thể giảm huyết áp và các bệnh tim mạch khác theo cấp số nhân.
Nguy cơ đột quỵ: huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra đột quỵ và những bệnh tim mạch khác. Đồng thời, nếu duy trì huyết áp cao quá lâu có thể dẫn đến đột quỵ đau tim bệnh thận và thậm chí có khả năng làm giảm trí nhớ
Ung thư dạ dày: Những người có thói quen ăn quá mặn có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gần gấp đôi so với những người bình thường khác. Nguy cơ này càng cao ở những người thường xuyên kết hợp ăn mặn với ăn chua, cay và uống nhiều bia rượu
Gây yếu xương: Muối dư thừa sẽ kéo canxi ra khỏi xương để bài tiết cùng nước tiểu Điều này khiến cho xương yếu và dễ gãy Nếu bạn bị huyết áp cao do ăn nhiều muối, đó có thể là yếu tố nguy cơ gây loãng xương Nguy cơ này tăng theo tuổi. Vì vậy nếu bạn có chế độ ăn nhiều muối, nguy cơ gãy xương và đau khớp sẽ gia tăng.
Làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường, tổn thương thận: tiểu đường và huyết áp cao thường đi cùng nhau. Hấp thu nhiều muối làm tăng huyết áp do đó có thể ảnh hưởng tới đường huyết Chuyển hóa xương do hấp thu natri cao cũng có thể dẫn tới sỏi thận do khiến canxi tích tụ trong quá trình loại bỏ độc tố
Phù chân tay, giảm trí nhớ: Giữ nước do sử dụng thừa muối gây phù: Sưng bàn chân, tay và những bộ phận khác của cơ thể. Thừa muối có thể dẫn tới sa sút trí tuệ hoặc ảnh hưởng tới chức năng nhận thức.
- Thời điểm vàng ăn 1 bắp ngô tốt hơn uống bất cứ loại... (Chủ nhật, 20:20:00 21/02/2021)
- 10 thực phẩm hại thận 'khốc liệt' nhất, mê tới mấy... (Thứ bảy, 13:04:08 20/02/2021)
- 5 loại thực phẩm là tác nhân gây lão hóa sớm mà hầu hết... (Thứ bảy, 16:00:01 03/10/2020)
- 5 loại bánh tuyệt đối không ăn vào bữa sáng (Thứ bảy, 07:30:09 19/09/2020)
- Những người sau ăn ngô sẽ nguy hại vô cùng, đặc biệt là... (Thứ sáu, 20:35:04 18/09/2020)
- Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng trong điều trị ung thư (Thứ tư, 21:20:00 16/09/2020)
- Những thực phẩm tưởng vô hại nhưng bé ăn càng nhiều càng... (Thứ bảy, 17:40:01 12/09/2020)
- 7 loại thực phẩm thà đói cũng nhất quyết đừng ăn khi bụng... (Thứ Ba, 19:00:08 04/08/2020)
- Vì sao ngủ nhiều giúp giảm cảm giác thèm ăn? (Thứ sáu, 21:00:07 31/07/2020)
- Cảnh báo 5 kiểu ăn sáng gây hại chẳng khác nào tự nuôi lớn... (Thứ sáu, 11:10:09 17/07/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023