Chế độ ăn cho người bệnh gan thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể chuyển hóa các chất gây độc để thải ra ngoài giải độc cho cơ thể viêm ganxơ gan là hai bệnh thường gặp ở gan gây ra các tổn thương tế bào nhu mô gan có thể ở dạng teo xơ hóa thâm nhiễm mỡ hoại tử Để bảo vệ gan, tránh hoặc hạn chế tổn thương cho gan và giúp mau lành, người bệnh cần ăn uống đúng cách.

Chế độ ăn cho người bệnh gan theo từng giai đoạn

1. Giai đoạn viêm cấp tính 

Mặc dù bị tổn thương nhưng gan vẫn phải làm việc nên ăn uống phải nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho gan nhưng vẫn bồi bổ được cho gan Muốn thế cần cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng, mềm như cháo, bột đậu nành bột sắn. Có thể kết hợp truyền dung dịch glucoza ưu trương 30%, 40%. Nước trái cây pha đường chuối đu đủ hồng xiêm nghiền.

Chế độ ăn cho người bệnh gan theo từng giai đoạn

Chế độ ăn cho người bệnh gan theo từng giai đoạn

Sau một thời gian cho tăng dần thức ăn đặc như cháo thịt hầm nhừ, súp khoai tây nghiền bánh mì bánh quy ăn với sữa loãng. Bệnh nhân cần được ăn nhiều bữa, ngoài 3 bữa chính là sáng, trưa, tối, các bữa phụ cho ăn thức ăn lỏng giàu đạm, ít mỡ như sữa tách bơ sữa đậu nành

2. Giai đoạn phục hồi

Cần cho ăn đảm bảo các chất sau: protein từ 1 5 - 2,0g/kg thể trọng, nên ăn thịt bò phomát thịt lợn nạc gan gà, cá sữa đậu nành. Gluxid: 4-5g/kg thể trọng, nên ăn cơm khoai tây khoai lang bánh ngọt rau xanh các loại, trái cây chín. Lipid cần 0,5g/kg thể trọng, nên ăn dầu thực vật Các loại vitamin nhóm B là cần nhất, cùng với vitamin C, K, PP, E, A, D. Bệnh nhân cần ăn nhạt nếu bị phù hoặc cổ trướng.

Những thực phẩm nên và không nên ăn

Cơ cấu thức ăn của bệnh nhân xơ gan cần đảm bảo năng lượng cao bằng gluxid, đủ protein tối thiểu, ít chất béo. Gluxid nên ăn 300-400g/ngày để cơ thể khỏi dùng protein tạo năng lượng.

Protein cho bệnh nhân ăn chỉ ở mức đủ để cân bằng nitơ, vì nếu thừa quá sẽ dẫn đến hôn mê gan, ít quá sẽ gây mất cân bằng nitơ, trung bình là 0,6 - 0,7g protein/kg thể trọng/ngày. Lipid ăn hạn chế ở mức 10g/ngày vitamin và chất khoáng: cần cho đủ vitamin vì ở bệnh nhân xơ gan việc hấp thu các vitamin nhóm B và vitamin tan trong mỡ (A, D, E, K) đều giảm, bệnh nhân có phù và cổ trướng thì phải ăn nhạt.

Bệnh nhân viêm gan và xơ gan không nên ăn phủ tạng động vật

Bệnh nhân viêm gan và xơ gan không nên ăn phủ tạng động vật

Cho bệnh nhân uống ít nước hơn lượng nước tiểu bài tiết ra trong ngày nếu có phù và cổ trướng nặng. Chất xơ: lưu ý không cho bệnh nhân ăn thức ăn nhiều xơ mà nên ăn thức ăn mềm để đề phòng phồng vỡ tĩnh mạch thực quản

Các thức ăn nên chế biến nhừ, nghiền nhỏ, bột. Thức ăn nên dùng là thịt nạc các loại, sữa tách bơ, các loại bột gạo, đậu miến dong bánh phở đường, đường glucoza, dầu thực vật, trái cây chín ngọt dạng nghiền hoặc nước ép, có thể dùng dược phẩm đa sinh tố

Các thức ăn không nên ăn: mỡ động vật, thịt mỡ, cá nhiều mỡ, ăn ít trứng (chỉ ăn một tuần 2 quả), hạn chế bơ, sữa bò chưa tách bơ, các loại phủ tạng động vật như tim, gan, bồ dục, không ăn mặn.
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật